Thành công của con người được quyết định một phần rất lớn bởi khả năng giao tiếp. Chúng ta dùng lời nói để biểu đạt mọi tư tưởng, nguyện vọng, ý chí hay sự thất vọng đối với ai đó.
Nói chuyện là phương thức giao tiếp có sự tiếp xúc trực tiếp, phổ biến và thể hiện được nhiều nhất. Khả năng dẫn dắt câu chuyện phản ánh trực tiếp trình độ thực tế của bạn.
Khả năng nói chuyện với người mới quen lại càng quan trọng, nó có vai trò rất lớn trong việc tạo ra sự chuyển biến mới, trong đàm phán hợp tác, trong tiếp thị, mở rộng các mối quan hệ…Có thể nói nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công và hạnh phúc của cuộc đời bạn.
Gỡ bỏ trở ngại tâm lý mới dẫn dắt được câu chuyện

Có một cô gái đã từng nói với tôi về sự khổ tâm của mình: “Chẳng có người lạ nào mà cô nói chuyện được quá hai phút, khi người lạ nói chuyện với tôi, tôi lúng túng không biết nên làm gì, nên nói câu gì, khiến họ chán ngán”. Trong cuộc sống, cách có rất nhiều người bối rối không biết cách để nói chuyện được với người lạ.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào chỉ cần gạt bỏ được trở ngại về tâm lí, thì ai cũng có thể trở thành một nhà đàm thoại tài ba. Nói chuyện tâm đầu ý hợp, thân tình, khiến cho người khác phấn chấn, hứng thú.
Khi giao tiếp lần đầu với người lạ thì nói năng và hành động rất khó khăn. Vấn đề là ở chỗ người lạ tạo cho bạn trở ngại về mặt tâm lí, khiến bạn không thể nói chuyện tự nhiên được. Khi nói chuyện với người lạ, bạn phải giải toả được tâm lí gò bó. Có người họ lão luyện trong giao tiếp vì họ có khả năng tạo quan hệ thân mật với người khác. Do họ có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, khi tiếp xúc với người lạ, họ không có cảm giác xa lạ mà coi mọi người đều là bạn đã quen, tạo ra một không khí thoải mái và hoà hợp, lôi cuốn được có đối phương.
Cảm giác xa lạ tạo nên trở ngại về mặt tâm lí, thường xuyên tiếp xúc với người lạ, thì cảm giác đó sẽ biến mất. Nhưng còn có một loại trở ngại tâm lí do chính bạn tạo ra. Có những người nhận thấy rằng mình khó mà giao tiếp tốt được vì họ lo lắng những chuyện mà mình nói sẽ nhạt nhẽo, vô vị, cảm thấy cách nói chuyện của mình hình như không phù hợp. Nhưng có đến 90% lời nói của con người là những câu vô bổ, chỉ có một số là chân lí.
- Xem thêm các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
Không nên nói nhiều lời hoa mỹ
Có một số người, nhất là trong lần hẹn đầu tiên với người yêu, để bộc lộ bản lĩnh của mình thì thường cố công nghĩ ra những câu nói hoa mỹ, một số còn xúc động mà cả đêm không ngủ. Tất nhiên đối phương cũng giống bạn chăng, họ cũng sẽ cố tìm ra những câu nói kiểu cách. Nhưng không thể cứ tiếp tục tìm những lời nói hoa mỹ. Trong giao tiếp, những câu chuyện quá cao xa, sẽ gây áp lực cho đối phương.
Không hỏi những lời vô nghĩa
Mấu chốt của việc dẫn dắt câu chuyện là làm cho đối phương có thể nói chuyện, nhưng tối kị có câu hỏi dẫn người nói chuyện rơi vào ngõ cụt.
Một – số chàng trong lần hẹn hò đầu tiên, thường hỏi một số câu hỏi cứng nhấc: “Hôm nay trời đẹp quá!”. Đối phương đáp lại một câu “Vâng, đẹp”. Thế là hết!
Nhưng nếu hỏi đối phương, làm việc gì, là người ở đâu… đối phương nhất định sẽ phải trả lời bạn là họ làm gì, họ là người ở đâu… chứ không thể trả lời cắt ngay lời bạn, như kiểu “Vâng” bay “Không”.
Những cuộc đối thoại ngắn gọn, khiến bạn dẫn dắt một cuộc nói chuyện còn làm tăng sự sôi nổi, khiến cho đối phương cũng muốn nói chuyện. Thông qua nói chuyện để tìm hiểu sở thích của người nọ.
Từ đốm lửa nhỏ sẽ sôi nổi dần lên, bạn sẽ tìm những sở thích chung. Nghệ thuật để trở thành một nhà ngoại giao xuất không phụ thuộc nhiều ở việc bạn nghĩ bao nhiêu điều thông minh, hoặc những trải nghiệm giống như người hùng biện bạn biết. Mà phụ thuộc ở khả năng gợi chuyện và thu hút người khác.
Đừng coi mình là trung tâm của cuộc giao tiếp

Sai lầm rất nghiêm trọng trong khi giao tiếp của con người là coi mình như một trung tâm. Từ đầu đến cuối, người ta chỉ thấy hứng thú đổi với bản thân họ, về công việc, gia đình, quê quán, lí tưởng sống…
Một quy tắc cho vấn để này là bạn chỉ cần tự hỏi mình một câu, thực ra mình muốn cái gì qua câu chuyện này? Mình muốn bộc lộ và khoe khoang bản thân hay tiến hành những cuộc giao dịch. Khi trò chuyện rất nhiều người dễ mắc phải sai lầm, là nói đến những chuyện mà mình thích, không nói chuyện mà người khác thấy hứng thú. Bạn nói đến những cái mà bạn thích vì bạn hứng thú trong khi đó, đối phương chẳng thấy vui vẻ gì.
Tạo sự hứng thú cho đối phương
Để tạo được sự hứng khởi với người khác, phải nói đến những chuyện mà người ta hứng thú. Đây chỉ là nghệ thuật nhỏ nhưng lại chúng ta thu được hiệu quả lớn. Trong thực tế, những người có kinh nghiệm trong giao tiếp, đều biết rằng khi gặp người già thì nên nói đến những đứa cháu của họ. Vì trong mắt họ, cháu của họ là đáng yêu nhất.
Rất nhiều nhân vật lớn khi đi du lịch, đi làm việc đều đem cháu đi theo. Bạn đừng mua quà cho họ, nãy mua quà cho các cháu của họ, khiến họ càng có ấn tượng sâu sắc với
bạn. Thấy đối phương có cháu trai, bạn hãy khen thằng bé thật thông minh, hoạt bát. Điều này khiếnđối phương rất thích, Nếu đối phương có cháu gái, bạn hãy khen con bé thật dễ thương…
Gọi tên đối phương thân mật
Trong giao tiếp, gọi tên đối phương một cách hợp lí cũng có thể tăng thêm không khí thân mật. Khi bạn gọi tên hoặc cấp bậc của đối phương sẽ có thể khiến đối phương thấy mình được tôn trọng và không khí trò chuyện sẽ hoà hợp. Ai cũng nhạy cảm với tên gọi của mình, nhất là khi người khác gọi bằng giọng điệu dịu dàng, thân thiết . Người đó sẽ cảm thấy vô cùng vui sướng.
Có lẽ bạn chưa biết:
- 10 Kỹ năng giao tiếp thông minh trong đời sống, kinh doanh
- Top 7 bí quyết để có kĩ năng giao tiếp lịch sự trong kinh doanh
Dùng chữ “Tôi” một cách hợp lý

Đứng trên góc độ của tâm lí học, dẫn dắt câu chuyện đến một thời điểm thích hợp, bạn cũng nên kể cho đối phương nghe một chút về bản thân, và những điều này liên quan đến những điểu mà anh ta vừa nói. Nói một cách đơn giản, nói về bản thân mình tức là biết sử dụng chữ “tôi” một cách hợp lý.