Nhân loại sử dụng ngôn ngữ nhằm biểu đạt tư tưởng của chính mình. Giao tiếp là để được người khác chú ý tới, hơn nữa là để đạt đến những mục đích khác nhau. Trong công việc hay trong cuộc sống hiện tại, chúng ta đều phải nói chuyện với nhau. Ngôn ngữ đã trở thành công cụ giao tiếp cơ bản nhất trong xã hội. Vậy điều gì cần để có những cuộc nói chuyện ” giao tiếp thông minh” ?
1. Giao tiếp thông minh là khi biết lắng nghe
Việc nắm vững nghệ thuật và kỹ năng trong khi giao tiếp có một tiền để khá quan trọng. Đó là bạn cần phải trở thành một người biết lắng nghe. Bởi vì những người lắng nghe ý kiến của người khác nhất định sẽ là những người có tư tưởng, tư duy phong phú, chu đáo, có tính cách khiêm tốn, ôn hoà.
Loại người này trong xã hội lúc đầu thường không nhận được sự chú ý, song nhất định về sau họ sẽ nhận được sự kính trọng của người khác. Chính bởi vì họ khiêm tốn cho nên được người khác tiếp nhận, họ thiên về suy nghĩ, làm việc cẩn thận, do vậy càng được người khác kính trọng.
2. Tránh nói những lời rỗng tuếch và làm nhiều việc hơn.
Nói càng nhiều thì khả năng xảy ra sai lầm càng lớn, cổ nhân đã từng nói “Hoạ từ miệng mà ra”. Nên những người có học vấn, có bản lĩnh đều không nói chuyện lung tung.Còn lại chỉ là những người có học thức nửa vời
3. Chân thành mới tạo hiệu quả lâu dài
Người chân thành mới là người thắng lợi trong giao tiếp. Người hiểu sâu sắc về nhân tính và đối đãi với người khác bằng sự chân thành là người thành công trong giao tiếp. Những việc làm gây tổn thương người khác không có hiệu quả lâu dài. Bạn vận dụng nghệ thuật ứng xử một cách tự nhiên thì mới có thể đạt hiệu quả tốt đẹp.
Trong binh pháp Tôn Tử cũng nói rằng: “kẻ thiện sẽ chiến thắng chứ không phải là kể mưu trí”. Cũng như vậy, người giỏi trong giao tiếp thực sự cũng chẳng có kỹ xảo gì, tất cả đều xuất phát từ sự chân thành.
Muốn học được cách giao tiếp, đầu tiên phải hiểu được cách phân biệt giữa bạn và thù. Nếu bạn hiểu được điều đó, hãy giúp người khác vứt bỏ cái gánh nặng này bằng sự thẳng thắn và tác phong đúng mực. Để mọi người có cách ứng xử thoải mái trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày. :
4. Tạo dựng những tình huống giao tiếp thông minh thú vị
Cổ ngữ có câu: “Không được hại người, nhưng không thể không có tâm để phòng người”. Nhưng trong giao tiếp chúng ta cũng có tâm lý đề phòng, sợ mắc lừa, sợ người khác từ chối nên rất khó có thể giao tiếp hoà hợp. Trong xã hội có nhiều cuộc hợp tác kinh doanh vì nghi ngờ mà thất bại. Người để phòng người khác, luôn bị động, nếu muốn giành thế chủ động phải hiểu sâu sắc về bản chất con người, như vậy mới có thể quan sát mục đích của đối phương trong giao tiếp. Nhìn rõ ý đồ, tâm địa và có cách đối phó không phải cẩn thận đề phòng điều muốn làm là loại bỏ tâm lý để phòng của đối phương. Cố gắng tạo lập môi trường giao tiếp tốt, cũng có nghĩa là dung hoà trạng thái tâm lý giữa hai bên.
5. Bỏ tính sĩ diện khi giao tiếp
Để giao tiếp thông minh, còn phải chú ý đến tính sĩ diện. Sĩ diện trên thực tế là biểu hiện của sự không tự tin. Không xoá bỏ tính sĩ diện thì không có được sự tự tin.
Bởi thế, không phá bỏ triệt để tính sĩ diện thậm chí cá quan niệm đạo đức bị hư hoại thì không thể giành được những thành công để người khác ngưỡng mộ.
“Thủ đoạn là phụ, quan trọng là mục đích hướng tới”.
Câu nói này có thể hơi quá, nhưng đôi lúc thủ đoạn bạn dùng như là một phương tiện để đạt mục đích.
Minh chứng:
Có người nói: “Khi giao tiếp với mọi người phải tự nhiên, chìa ra bàn tay thân ái trước tiên”. Mọi người đều có tâm lý đề phòng, bản thân chúng ta cũng có.
Điều này, khiến chúng ta thường căng thẳng, ngượng ngùng, thậm chí sợ hãi khi giao tiếp với mọi người. Điều đó hạn chế sự phát huy năng lực của chúng ta, còn khiến cho sức hấp dẫn của chúng ta giảm đi rất nhiều, khiến chúng ta bị coi thường.
Người thực sự vĩ đại thường dễ gần. Những người làm ra vẻ cao ngạo hơn người là những người có tính tự tôn rất thấp. Họ không có tài năng, bản lĩnh để chứng tỏ ra mình là kẻ mạnh, chỉ mượn hình thức đó để thể hiện, để tăng thêm lòng tin của bản thân họ.
Vậy nên muốn giao tiếp thông minh thì sĩ diện là cái không cần mang theo mình. Tốt nhất hãy mang nụ cười khi đối nhân xử thế nhé.
6. Không nên nặng tâm lý đề phòng
Trong binh pháp xưa có nói rằng: “Đánh thắng về lực là thứ yếu, đánh vào tâm mới là quan trọng”. Cách thuyết phục có hiệu quả nhất là đánh vào tâm lý của người khác. Vì vậy trước tiên phải hiểu rõ tâm lí con người.
Theo lí luận tâm lý học, hoạt động tâm lý của con người có thể chia làm hai tầng.
1.Tâm lý bên ngoài
Thứ nhất là tâm lý bề ngoài, tức là hoạt động tâm lý lúc nào cũng bộc lộ ra ngoài cho mọi người biết.
2.Tâm lý bên trong
Thứ hai là tâm lý bên trong, hoạt động của lớp tâm lý này là không muốn cho người khác biết, thường được che đậy và ngụy trang rất kĩ.
7. Đánh đòn tâm lý
Giao tiếp thông minh là phải biết “Đánh đòn tâm lý”. Nghĩa là chúng ta đánh vào tâm lý của đối phương. Không được để những lời nói, thái độ đó biểu hiện ra ngoài.
Tuy đoán định tâm lý của con người, nhưng cử chỉ ngôn ngữ luôn bị chi phối bởi nội tâm, qua phân tích suy đoán bạn có thể hiểu được nội tâm của người đó. Sai sót trong lời nói là dấu hiệu chắc chắn để tìm hiểu bí mật trong lời nói.
Ví dụ về một câu chuyện:
Khi yêu, để có sự lựa chọn tốt nhất, cùng một lúc tiếp xúc với hai cô, sau một thời gian dài, do đầu óc lẫn lộn, có hôm em gọi cô A thành cô B..Cô A nghe thấy tức giận nói: “Đã yêu tôi sao còn gọi tên cô gái khác, nếu không nhớ tới cô ta thì sao lại gọi như vậy”. Cô A sau đó phát hiện ra mối quan hệ không bình thường giữa em và cô B. Vì vậy đã mắng em, rồi dứt khoát chia tay.
Chúng ta thường nói: “Ngày ra sao đêm chiêm bao là vậy”. Sai sót trong lời nói chính là những thứ trong lòng ta nghĩ tới đột nhiên lộ ra trong khoảnh khắc, vì vậy nó cũng chính là những gì thật nhất ở trong lòng. Giao tiếp thông minh là biết cách sử dụng uyển chuyển và không làm người khác khó chịu khi phát hiện ra mục đích của mình.
8. Làm cho người khác thổ lộ ý nghĩ
Thực ra làm cho người khác nói ra ý nghĩ thực của họ là một việc khó, chúng ta có thể thử “khi họ chưa phòng bị”, bỗng nhiên đưa ra một vấn để mơ hô,trong lúc chưa chuẩn bị về mặt tinh thần sẽ để lộ suy nghĩ của mình. Đó là cách giao tiếp thông minh thường thấy ở đời sống.
Ví dụ
Khi còn nhỏ, bố tôi không cho phép tôi đi bơi ở sông Trưởng Giang, nhưng tôi thường xuyên lén trốn đi, có một hôm, cả nhà ngồi nói chuyện, đến lúc hứng khởi, bố tôi đột nhiên hỏi một câu “Bơi ở Trường Giang chắc chắn rất thích”. “Thích lắm”. Tôi buột miệng nói ra, nhưng hối hận đã muộn, tự nhiên lại để lộ mình.
Giao tiếp thông minh là biết phán đoán người khác thông qua một chuyện. Nhờ đó là cách có hiệu quả để hiểu thấu con người. Bởi vậy để vận dụng thành công những nghệ thuật giao tiếp thông minh, đầu tiên là phải loại bỏ cảm giác đề phòng cảnh giác của đối phương.
Nhiều sự nghi ngờ nảy sinh thực ra là bắt đâu từ những chuyện nhỏ không đáng nói, và những định kiến nằm sâu trong lòng đối phương. Khi đối phương nghi ngờ, nếu không xoá bỏ mà ngược lại để cho sự nghi ngờ phát triển.
Về sau dù là những chuyện bình thường đối phương cũng không tin. Sự nghỉ ngờ sẽ càng ngày càng lớn. Nói cách khác, sự nghi ngờ được dồn nén từ những chuyện vụn vặt, muốn ngăn chặn sự nghì ngờ ngay từ đầu chúng ta phải thành thật.
- Đọc thêm : Kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh
9. Nói đối có thiện ý là cách xử thế.
Chân thành là cách tốt nhất để xoá bỏ sự cảnh giác, nhưng chân thành không có nghĩa là không được nói dối. Thành thật là một phẩm chất tốt đẹp, nhưng chúng ta cũng phải xem xét điểu này một cách biện chứng. Peil nói rằng: “Một lời nói dối một ngàn lần thì sẽ thành chân lý”. Tuy là lời không thành thật, nhưng có ý nghĩa nhất định trong trường hợp nào đó.
Minh chứng
Tôi đã đọc một câu chuyện hài nhà văn lớn của . Bruney; nhân vật chính tên là Dickens đi câu cá, một lúc sau có một người đến, hỏi Dickens: “Ông câu bao nhiêu cá?” Dickens trả lời: “Câu được một sọt lớn”. Người đó liền nói: “Ông biết tôi làm gì không? Tôi là người quản lý ao cá, ở đây không cho phép câu cá, ông phải nộp phạt”. Dickens trả lời “Anh biết tôi làm gì không? Tôi là nhà văn, nhà văn thì thường hư cấu mà”
Sự cảnh giác ẩn sâu trong lòng mọi người, không dễ gì biểu lộ ra ngoài, nó khống chế tư duy của con người. Muốn xoá bỏ cảnh giác, chúng ta không thể nói trực tiếp: “Đừng nghĩ ngờ tôi”, “đừng cảnh giác với tôi, tôi rất thành thật”.
Tâm lý học, lý luận gọi là “tâm lý phản nghịch”, tức là bạn cố cưỡng ép một tư tưởng nào đó vào tiêm thức của người khác thì tư tưởng này càng gặp trở ngại lớn hơn.
Các nhà tâm lý từng kiến nghị, muốn cho học sinh không hút thuốc, nên huỷ bỏ quy định cấm học sinh hút thuốc, mà chuyển sang tuyên truyền về sự nguy hại của thuốc lá đối với cơ thể. Vì quy định đó chỉ càng tăng thêm sự mong muốn thử điều cấm của học sinh.
10. Khuyến khích đối phương nói chuyện sôi nổi
Muốn giao tiếp thông minh và thân mật thì phải khuyến khích được đối phương nói chuyện sôi nổi, động viên họ trò chuyện tự nhiên, xoá bỏ tâm lí cảnh giác. Nhưng bạn không thể như một kẻ nhút nhát mặc cho đối phương nói một mình.
Nếu vậy đối phương sẽ thấy mất hứng thú mà khó chịu với bạn. Nếu muốn tăng hứng thú nói chuyện với đối phương, khiến họ mở rộng tấm lòng, cần phải phát tín hiệu: Tôi đang lắng nghe đây, hay gật đầu tổ thái độ đồng ý, người nghiêng về phía trước bày tô sự quan tâm, bộc lộ vẻ thân thiện, phụ hoạ đúng lúc… và đưa ra những chủ đề làm đối phương thấy hiếu kì, tạo ra hứng thú nói chuyện.
Trên đây là 10 bí quyết giao tiếp thông minh cơ bản. Các bạn có thể theo dõi thêm những series về cách để có cách xử lý các tình huống giao tiếp trong kinh doanh, khi đối diện với xếp , hay đối xử với cấp dưới.v.v nhé.