ĐẠO LÝ PHẢI TRỌNG DANH GIÁ CỦA NGƯỜI TA

gia đình hoàng tộc danh giá nước Anh

1. DANH GIÁ

Của cải của người ta, không phải là chỉ ở chỗ tiền của ruộng nương và nhà cửa mà thôi, lại có một thứ của cải quý hơn nữa, là cái danh giá của người ta ở trong xã hội.

Danh giá là sự khinh bỉ những điều hèn mạt đê tiện, sự tôn trọng những việc thanh cao quảng đại. Danh giá lại là sự mình biết tự trọng mình, biết tự quý cái phẩm giá của mình. Thí dụ như anh Giáp đã trót làm một điều lỗi gì, đến phải phạt. Anh ấy biết rằng sự nói dối là một sự xấu, cho nên anh ấy cứ nói thật mà chịu phạt, chứ không thèm nói dối. Ấy là một người có danh giá.

Lại có một thứ danh giá gọi là danh dự. Thứ danh giá ấy là cái danh thơm tiếng tốt của mình đối với mọi người. Hễ ai có danh giá tất là có danh dự. Thí dụ như anh Giáp đã là người có danh giá thì ai cũng khen ngợi, ai cũng yêu quý anh ấy. Như thế là anh Giáp có cái danh dự tốt.

Người ta ở trong xã hội, bởi vì có danh giá thì mới theo được con đường đạo đức và bởi vì có danh dự thì mới hởi lòng mà làm điều lành điều phải. Song các anh cũng phải biết rằng ở đời sự khen chê của người ta thường hay sai lầm. Có nhiều khi việc đáng khen không ai khen, việc đáng chê không ai chê, cho nên về đường đạo đức, ta cũng không nên trông cậy lắm vào sự khen chê của người ta. Làm việc gì quý hồ có lương

tâm của mình chứng kiến cho mình là đủ.

Dẫu thế nào mặc lòng, làm người là bao giờ cũng phải giữ lấy cái danh giá của mình cho trong sạch. Cũng vì cái danh giá, cho nên xưa nay những người làm tướng đành chịu chết, chứ không đi theo giặc; người quân tử đành chịu khổ, chứ không chịu làm điều phi nghĩa để hưởng sự giàu sang. Người có danh giá cũng như cái hoa đẹp có hương thơm. Hoa không thơm thì không quý, người không có danh giá thì không đáng trọng.

Cái danh giá của người ta quý trọng như thế, thì của cải nào bằng được. Của cái mất đi, còn làm ra được, chứ cái danh giá đã mất đi, thì không bao giờ lại tìm thấy được. Thí dụ một người đã mang tiếng xấu, thì đi làm thợ không ai dùng, đi làm công không

ai thuê, buôn bán thì mất mối hàng, làm gì cũng mất thể diện, đi đến đâu là người ta chê cười khinh bỉ đấy.

Cũng vì vậy, cho nên Thánh nhân dạy rằng: “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chỉ ác “, nghĩa là: người quân tử làm thành tiếng hay cho người ta, chứ không làm thành tiếng xấu cho ai bao giờ.

Vậy bổn phận mình ở trong xã hội là phải trọng cái danh giá của mọi người, không được đi nói xấu hoặc nói vu cho ai việc gì.

 

2. SỰ NÓI XẤU

Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta ra mà nói. Sự nói xấu thường bởi sự thù hằn, sự ghen ghét, hoặc là bởi tính khoe khoang, muốn tỏ ra người ta dỡ mà mình hay, cũng có khi là nói cái xấu của người ta, để mà che cái xấu của mình. Dẫu bởi lẽ gì mặc lòng, người hay đi nói xấu người ta, là người hèn hạ đáng khinh bỉ, bởi vì những người ấy chỉ nói những lúc vắng mặt người ta để làm cho người ta mất danh giá. Người ta không ai thập toàn, nghĩa là không ai mười điêu được cả mười, ai cũng có khi lầm lỗi, có khi lỡ ra bị những điều không hay. Vả những điều xấu của người ta, mình có biết căn nguyên là thế nào, lỡ nó có cái duyên do bí mật gì thì mình biết làm sao được. Thí dụ như các anh bảo rằng anh Sửu là người làm biếng, hay là tham ăn. Lỡ anh Sửu có bệnh tật, hoặc là khổ sở thế nào thì các anh biết đâu. Mình đã chắc đâu sự phán đoán của mình không sai lầm, mà mình đã  vội đi nói xấu người ta? Vậy cứ lẽ công bằng là chuyện ai mặc ai, ta không nên nói xấu ai, mà cũng không nên nghe chuyện người ta nói xấu nhau làm gì.

 

3. SỰ NÓI VU

Sự nói xấu là đem chuyện của người ta có thật mà nói, chứ sự nói vu là đặt chuyện không có ra mà vu cho người ta, để hại người ta, hay là làm cho người ta mất danh giá đi.

Sự nói vu cũng như nói xấu, thường bởi sự thù hẳn, hay là sự ghen ghét. Những đứa nói vu là đứa gian ác hèn mạt, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để cho người ta tin lời nó nói. Những đứa ấy là đứa giết người không gươm, nó cố tình làm hại người ta, nó làm cho người ta mang tai mang tiếng, phải những điều oan ức, không mấy khi rửa sạch được. Người ở đời thường lại có cái thói hễ có điều gì, thì đã bảo rằng: “Không có

lửa, sao có khói?” rồi ai nói gì cũng tin là thật, bởi vậy cho nên những đứa nói vu lại càng dễ làm cho người ta mang tiếng lắm nữa.

Sự nói vu làm cho người thuộc hạ” bị người trên quở trách, hoặc là làm cho người ta phải ra đối tụng ở tại tòa Tư pháp gọi là vu cáo. Sự vu cáo thường làm cho người ta phải thiệt hại về đường danh lợi, cho nên luật pháp có định lệ làm tội người vu cáo và bắt phải công nhiên mà nhận tội mình, để cho người bị vu cáo không phải mang tiếng xấu.

Các anh phải biết rằng phàm điều gì mà phạm đến danh giá và danh dự của người ta là một điều rất trái với đạo công bằng. Ta đã đi học, biết điều phải điều trái thì cần phải giữ gìn thế nào cho lương tâm mình không bao giờ phải hối hận vậy.

 

4. SỰ MẬT TỐ

Khi ai dùng cách bí mật mà tố cáo” người nào với nhà chức trách, để bắt bớ người ta, thì gọi là mật tố. Sự mật tố là sự gian ác, hèn mạt vô cùng, bởi vì những đứa đi tố cáo như thế, là đứa tiểu nhân, vì sự thù hằn, ghen ghét hay là vì sự muốn cầu danh cầu lợi, nó giả thân cận với người ta để do thám, biết có chuyện gì thì lẻn đi tố cáo với nhà chức trách, để làm hại người ta. Thường có khi nó làm hại cả những người bạn hữu và

những người họ hàng thân thích với nó.

Lại có một thứ mật tố rất đê tiện nữa, là thứ cứ bỏ thư nặc danh để tố cáo người ta, những đứa làm điều ấy là đứa hèn mạt không có can đảm mà ra đối diện với người nó muốn làm hại, cho nên nó cứ ẩn nấp sau lưng người ta như giống chó cắn trộm. Những đứa ấy thì ta nên khinh bỉ như giống cảm thú vậy.

Phàm người lương thiện tử tế có thấy điều gì gian ác thì cứ công nhiên mà trình nhà chức trách để bắt mà trừng trị. Mình cứ đường đường chính chính, việc gì mà phải giấu giếm rình mò, làm những điều đê tiện hèn mạt làm chi. Người quân tử làm việc gì cũng chính đính, chứ không có ấn nấp chỗ tối tăm bao giờ.

TOÁT YẾU

——————-

  1. Danh giá của người ta cũng là một thứ của cải rất quý.

Danh giá là sự khinh bỉ những điều hèn mạt đê tiện và sự tôn trọng những việc thanh cao quảng đại.

Ai có danh giá tất có danh dự.

Ở trong xã hội nhờ có cái danh giá và cái danh dự cho nên mọi người mới muốn làm điều phải.

Cũng vì cái danh giá, cho nên mới có những người trung thần nghĩa sĩ.

Danh giá quý cho người ta lắm, mà ai đã bị tiếng xấu thì không sao rửa cho sạch.

Bổn phận mình là phải trọng cái danh giá của người ta.

  1. Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới chuyện xấu của người ta ra mà nói. Người hay nói xấu là người hèn hạ đáng khinh bỉ.
  2. Sự nói vu là đặt chuyện không có ra mà vu cho người ta, để hại người ta hay làm cho người ta mất danh giá.

Những đứa nói vu hay bày đặt ra chuyện nọ trò kia, để cho người ta tin lời nó nói.

Sự nói vu làm cho người thuộc hạ bị người trên quở trách, hay là làm cho người ta phải ra đối tụng ở tòa Tư pháp thì là sự vu cáo.

  1. Dùng cách bí mật mà tố cáo người nào với nhà chức trách để bắt bớ người ta, gọi là mật tố. Sự mật tố là sự gian ác và hèn mạt vô cùng.

Thói bỏ thư nặc danh cũng là một thứ mật tố rất đê tiện, thiệt đáng khinh bỉ.

ĐẦU BÀI

—————

  1. Chuyện một người bắt được một túi bạc, nhưng nghĩ bụng rằng: của người ta, mình không nên lấy, Lại đem đi trả.
  2. Các anh giải nghĩa tại làm sao danh giá lại trọng hơn của cải.
  3. Chuyện người hay nói xấu đi đâu không ai ua.

4… Các anh kể những sự xấu xa hèn mạt của những đứa hay làm sự mật tố.

Viết một bình luận