Gõ một cái vào chiêng, vào trống là chúng kêu ngay. Nếu bạn lấy tay bịt chắc mặt chiêng hoặc mặt trống không cho chúng rung động thì lập tức sẽ không có tiếng kêu, vì sao lại như thế?
Bởi vì chỉ khi nào rung động vật mới phát được âm thanh. Âm thanh không có chân, cũng không có cánh vì sao lại chạy được đến tai chúng ta? Đó là vì nhủ củ vật có thể truyền rung động của nó tới không khí sát nó làm cho các phân tử của lớp không khí này cũng rung động, rồi kéo theo lớp không khí trước nó cũng rung động theo, cứ như vậy đần đần truyền đến tai người khiến màng nhĩ trong tai người cũng theo đó mà rung động, và người sẽ nghe thấy âm thanh. Vì vậy không khí có khả năng truyền âm.
Ngoài không khí có khả năng truyền âm ra, nhiều vật như chất lỏng, chất rắn… cũng đều có khả năng truyền âm. Khi người ta đi đến bờ sông, cá chỉ nghe thấy tiếng chân người là lập tức trốn ngay, đó là chứng minh cho việc nước có thể truyền âm. Vì vậy nước cũng là môi trường truyền âm.
Nước và không khí đều có thể truyền âm thế thì vì sao tốc độ truyền âm của chúng lại không bằng nhau?
Vốn là tốc độ truyền âm có liên quan chặt chẽ với tính chất của môi trường. Khi vật phát âm phát ra rung động, những phân tử của môi trường Ở gần xung quanh nó sẽ ra khỏi vị trí vốn có mà dao động trở đi trở lại, đồng thời còn truyền dao động của nó cho phân tử môi trường ở gần, các phần của môi trường do vậy mà lần lượt hình thành lúc thì bị ép, lúc thì loãng ra. Môi trường bị ép sẽ chống lại sức ép. Những môi trường khác nhau sẽ có khả năng chống sức ép khác nhau.
Môi trường có khả năng chống lại lớn thì khả năng truyền dao động cũng lớn, tốc độ truyền đi cũng nhanh, nghĩa là tốc độ truyền của âm trong môi trường đó lớn. Khả năng chống sức ép của nước lớn hơn không khí, vì vậy tốc độ truyền của âm trong nước lớn hơn không khí nhiều.
Vận tốc âm thanh trong nước lớn hơn vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 4,5 lần. Khi ở 0 độ C, tốc độ truyền của âm trong không khí là 332m/ giây, tốc độ trong nước là 1450m/ giây.