Nếu bạn trên cầu quan sát, bạn sẽ thấy nước sông đang chảy xiết, sau khi bị trụ cầu cản lại nước không thể chảy về phía trước được mà phải lùi lại sau, nhưng phía sau lại là dòng nước đang chảy tiếp đến cuồn cuộn lao về trước kéo số nước này cũng chảy. Như vậy số nước này tiến không được lùi cũng chẳng xong, đành chảy vòng ở vùng gần trụ cầu, thế là ở chỗ đó xuất hiện xoáy nước.
Ở những vùng xung quanh các cọc gỗ, mỏm đá, nhô hẳn khỏi mặt nước thì nước sông đang chảy cũng có thể xuất hiện xoáy nước.
Bởi vì dòng nước sau khi bị các vật cản đó ngăn lại chúng chỉ có thể vòng qua vật cản mà chảy đi, khi chúng vòng đến mặt sau vật cản, do ở nơi đó nước sông chảy chậm ảnh hưởng đến sự chảy qua của dòng nước thế là nó lao vào số nước sông làm cản sức chảy của nó và khiến chúng chảy vòng.
Ở những chỗ nước chảy xiết lượn vòng cũng dễ xuất hiện xoáy nước. Do nước sông phải tiếp tục chảy theo đường thắng vì vậy dòng nước ở gần mặt trong đường vòng đã “thoát ly” bờ sông để chảy thẳng. Thế nhưng một bên mặt ngoài bờ sông lại buộc nước phải chảy vòng qua. Khi dòng nước mặt trong chịu áp lực của mặt ngoài bị chen bật trở lại thì một phần dòng nước sẽ chảy vào bổ sung cho nơi mất nước và như vậy đã hình thành xoáy nước.
Chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể nhìn thấy, dòng sông xuất hiện xoáy nước đều ở những nơi tốc độ và phương hướng dòng chảy đột ngột thay đổi.
Khi không khí chuyển động về phía trước với tốc độ rất mạnh, gặp góc phòng, tường cũng đi vòng trở lại tạo thành xoáy gió. Về nguyên tắc điều này cũng giống như khi dòng sông xuất hiện xoáy nước.