Trâu là loài động vật hiền lành, chịu thương chịu khó, giúp con người cày ruộng, vận chuyển. Nếu để ý bạn sẽ thấy rằng ngay cả lúc không ăn trâu cũng nhai tóp tép như đang ăn cỏ. Vì sao lại như vậy?
Hiện tượng này là hiện tượng tiêu hoá đặc biệt của trâu, gọi là hiện tượng “nhai lại”. Không giống với các loài động vật khác, trâu có tất cả 4 dạ dày: Dạ cỏ, lá sách, phong tào và ngăn dạ dày thứ tư. Các dạ dày này có những chức năng khác nhau. Thức ăn sau khi trâu ăn, chưa nhai kỹ từ dạ cỏ đưa xuống phong tào, qua lên men rồi đẩy lên miệng nhai lại, rồi đưa về lá sách, cuối cùng đưa đến ngăn dạ dày thứ tư để hấp thụ. Đây chính là nguyên nhân vì sao trâu cứ nhai cả những lúc không ăn cỏ.
Ngoài trâu ra, dê, hươu, lạc đà cũng phải “nhai lại”. Đây là thói quen được di truyền lại trong quá trình tiến hoá của chúng. Bởi như vậy chúng sẽ ăn được thật nhiều trước, đợi lúc nghỉ ngơi hoặc khi thiếu thức ăn nó lại tiếp tục từ từ nhai lại. Như thế thì vừa bảo đảm an toàn, vừa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.