Vì Sao Tàu Hỏa Đang Chạy, Nhảy Lên Cao Mà Văn Rơi Đúng Chỗ Cũ?

nhảy tàu

Trên nền nhà ta nhảy lên cao, khi rơi xuống sẽ vẫn đúng vào chỗ cũ. Trên một tàu hỏa đang chạy nhanh nếu như có một người nhảy lên cao khi rơi xuống liệu có đúng chỗ cũ như trên không?

Có thể có người sẽ nghĩ như thế này: tàu hỏa đang chạy, trong khoảng thời gian mà người ta đang ở trên không tàu hỏa đã chạy về phía trước được một khoảng cách, vị trí sau khi rơi sẽ phải ở phía sau vị trí cũ. Đồng thời còn có thể cho rằng tàu hỏa chạy càng nhanh khoảng cách sau khi rơi so với vị trí cũ sẽ càng lớn.

Thật ra khi trên tàu hỏa đang chạy có người nhảy lên cao thì sau khi rơi xuống vẫn ở đúng chỗ cũ trên toa tàu, chứ không phải ở phía sau vị trí cũ. Vì sao lại như vậy?

Chuyển động của mọi vật đều tuân theo các định luật chuyển động. Định luật Niutơn thứ nhất nói rõ: “Khi vật không chịu tác dụng của ngoại lực thì trạng thái chuyển động của nó không thể thay đổi”. Trên tàu hỏa đang chạy, cho dù mọi người đứng yên nhưng trên thực tế họ đang cùng tàu hỏa tiến lên trước. Khi họ nhảy lên cao họ vẫn giữ nguyên tốc độ như tàu hỏa, vì thế khi rơi xuống họ vẫn ở đúng chỗ cũ.

Nếu như bạn còn chưa tin cách trình bày trên, có thể lấy thêm ví dụ sau: khi một chiếc ô tô đang chạy rất nhanh nếu đột ngột phanh ngay lại thì người ngồi trong xe còn nếu lúc đó có người nhảy lên cao thì họ sẽ rơi về phía trước xe. Những điều đó cho thấy rõ: một vật xem ra không chuyển động trên xe thì trong thực tế nó lại đang chuyển động theo xe, loại chuyển động trong trạng thái không chịu ngoại lực thì không thể thay đổi. 

Viết một bình luận