Các nhạc cụ như kèn acmÔnica, pianô, nhị… đều có thể chơi được các bản nhạc hoặc bài hát, chúng ta không cảm thấy lạ lùng về việc đó vì trong acmônica có lưỡi gà, trong pianô có những dây thép to nhỏ khác nhau, còn đàn nhị là có dây, do sự dao động của chúng khác nhau nên đã sinh ra các loại âm điệu.
Một cái sáo làm bằng ống trúc, bên trong không có cái gì, bên trên ống chỉ khoét vài lỗ, làm thế nào lại có thể thổi được bài hát?
Âm thanh là do dao động của vật thể sinh ra, sự dao động của lưỡi gà, của dây thép và của nhị đã phát ra âm thanh. Cũng cùng một nguyên tắc như vậy, khi chất lòng và chất khí dao động mạnh chúng cũng có thể phát ra âm thanh…
Bên trong chiếc sáo tủy không còn gì, nhưng có một cột không khí mà ta không nhìn thấy. Cột không khí này khi bị ngoại lực tác động nó sẽ dao động theo một tần số nhất định mà phát ra âm thanh. Cột không khí càng dài, tần số càng thấp, âm thanh phát ra cũng thấp; cột không khí càng ngắn, tần số sẽ càng cao, âm thanh phát ra cũng càng cao. Khi bạn đặt môi lên lỗ thổi và thổi vào một luồng không khí vừa dẹt vừa hẹp làm cột không khí bên trong ống sáo dao động, sáo phát ra âm thanh.
Nếu lấy tay bịt cả 6 lỗ thả bên trong ống sáo sẽ hình thành một không khí dài nhất, phát ra âm thanh thấp nhất. Nếu bạn bỏ tay ấn ở lỗ cách xa lỗ thổi nhất, cột không khí sẽ ngắn đầy một đoạn sáo sẽ phát ra âm thanh hơn. Căn cứ vào các nốt nhạc của bài bạn sẽ buông ngón tay ra hoặc ấn vào các lỗ khác nhau làm cho cột không khí lúc dài lúc ngắn và do đó thổi ra được các thanh khác nhau.