Giun đất là loài động vật rất quen thuộc, nó đào xới từng lớp đất bùn, khiến cho đất thêm tơi xốp. Theo phân loại, giun đất thuộc loài động vật thân đốt bậc thấp. Nó có đầu, đuôi, xoang miệng, dạ dày, ruột và hậu môn, toàn thân tựa như một ống xoắn nhọn hai đầu. Giun đất còn có một bản lĩnh đặc biệt là sau khi bị cắt đôi, chúng không những không chết mà lại trở thành hai con giun đất mới.
Nguyên nhân là do sau khi cắt giun đất là hai đoạn, cơ thịt ở vết thương lập tức co lại, hình thành nên vòng tế bào mới bịt chặt lấy vết thương, đồng thời tế bào chưa phân hoá trong một bộ phận của cơ thể đợi đến “tăng viện” cùng tế bào mới, hình thành nên mầm tái sinh. Cùng lúc này cơ quan nội tạng, hệ thống thần kinh và tế bào trong huyết quản thông qua sự chia tách, sinh nở mà nhanh chóng phát triển trong mầm tái sinh.
Sự biến đổi đó gọi là “tái sinh”. Động vật càng ở bậc thấp, khả năng tái sinh càng lớn.