VÌ SAO MỎ CHIM LẠI CONG?

vì sao mỏ chim lại cong

Mỏ chim là một cấu trúc bên ngoài của chim, được sử dụng cho việc ăn và nhiều mục đích khác. Trong mỏ không có răng, mỏ bao gồm 2 phần, phần hàm trên được bao phủ bởi một bao vỏ sừng (hamphotheca), cấu tạo từ keratin. Giữa phần trên mỏ có hai lỗ mũi, ăn thông với hệ hô hấp. Ở một số loài, mỏ và lỗ mũi được bao bởi một phần mô mềm, sáp, được gọi là da gốc mỏ.

Mỏ chim là một bộ phận để bắt, giữ thức ăn. Vì vậy cấu tạo của mỏ chim phải khá cứng chắc để làm tròn được nhiệm vụ này và là vũ khí để tự vệ, chiến đấu đẩy lui những con vật khác đến xâm lược, đồng thời nó cũng phải tỉnh tế để đánh bóng bộ lông hay xây dựng một cái tổ.

Mỏ chim thực ra là một cái xương được bọc bởi nhiều lớp keratin – một chất tạo ra cả lông và móng như tóc và móng tay của con người. Keratin là một chất sống phát triển liên tục mà mỏ chim không dùng đến. Hàm trên của mỏ chim được gắn cố định vào xương sọ của đầu chim, hàm dưới của nó thì chuyển động được. 

Hình dáng mỏ chim cho chúng ta biết về cách sống của nó. Nhiều loài chim ăn thịt có mỏ ngắn và dày, trong khi những loài chim nuôi sống bằng các loài sâu bọ có mỏ dài và mảnh giống như hình cái kẹp. Thường các loài chim ăn thịt được trời phú cho cái mỏ cong cong để xé được thịt con mồi (chim ưng). Mỏ của loài chim hồng hạc màu hồng lại có hình dạng khá lạ thường, mỏ chim được phủ một lớp diêm để lọc các thức ăn. Chim hồng hạc ăn thức ăn bằng cách dốc ngược mỏ của mình lên, phần thức ăn được đưa lên cao, đẩy nước ra ngoài mỏ. Diềm hàm trên có tác dụng để lọc tảo và tôm, cá. 

Các nhà khoa học còn dẫn chứng rằng, ngoài tác dụng hấp dẫn bạn tình, thể hiện sức mạnh, mỏ của các loài chim còn đóng vai trò mà một “máy điều hoà” nhiệt độ cho toàn bộ cơ thể. Ví dụ như chỉm toucan (tu căng). Mỏ của loài chim này rất to và cồng kềnh, chúng điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách dồn máu lên mỏ. Mỏ con đực lớn hơn của con cái rất nhiều, có lẽ nó dùng mỏ để quyến rũ con chim cái.

Có những loài chim có mỏ như hình cái kéo với những hàm dài không đều nhau. Sau khi chim từ trên không trung lao xuống nó bay sát mặt nước, khi mỏ mở ra hàm dưới của nó sẽ rẽ nước. Gặp con cá nào mỏ của nó lập tức khép lại như một chiếc bàn kẹp. Con chim cổ thìa hông Trung Mỹ và Nam Mỹ lại sử dụng chiếc mỏ dài hình cái thìa để dò tìm thức ăn đựng trong bình. Trong lúc nó lắc cái bình đó từ phải sang trái, xúc giác nhạy của nó sẽ dò tìm con mồi trước khi đớp. 

Đối với loài hải âu Funma thì cái mỏ cong của nó thật là tưởng để chộp lấy những con cá da trơn. Hải âu Funma thuộc dòng những loài hải âu nhỏ, mỏ của nó có những mũi hình ống. Lỗ mũi của những con chim khác lại mở đằng sau mỏ.

 

Viết một bình luận