Vì Sao Lớp Cao Su Dán Bên Ngoài Vợt Bóng Bàn Lại Có Loại Nổi, Loại Chìm

vợt bóng bàn

Đánh bóng bàn ngoài việc quyết định ở kỹ thuật đánh bóng của vận động viên ra, thì tác dụng của vợt cũng rất quan trọng. Đối với một cầu thủ bóng bàn mà nói vợt bóng cũng giống như vũ khí trong tay chiến sĩ.

Theo đà phát triển không ngừng của phong trào bóng bàn trên thế giới, các kỹ thuật đánh cũng không ngừng đổi mới, sáng tạo và các chủng loại vợt bóng cũng càng  ngày càng nhiều.

Trước đây, người ta đều đánh bóng bàn bằng vợt gỗ.Do vợt gỗ có phản lực đàn hồi và lực ma sát kém nên thời đó tốc độ đánh bóng rất chậm, chỉ đẩy đi đẩy lại, chỉ đôi  khi xuất hiện bóng cao mới bay mạnh được một cú.

Sau đó vợt cao xuất hiện, trên mặt cao su có rất nhiều hạt nhỏ, mềm, nền bóng tiếp xúc với vợt theo cả một mặt cong chứ không như ở vợt gỗ bóng chỉ tiếp xúc ở một điểm. Do sự biến hình của lớp cao su trên vợt nên diện tích tiếp xúc đã mở rộng, tăng thêm ma sát do vậy làm cho bóng xoáy, khi đánh bóng đã tạo thành đường cong, nâng cao kỹ thuật chơi bóng.

 Năm 1952 đã xuất hiện vợt mút, làm cho kỹ thuật chơi bóng lại phát triển hơn nữa. Bởi vì mút rất mềm, bên trong có  rất nhiều lỗ nhỏ có tính đàn hồi cao. Khi đánh bóng, bóng tiếp xúc với mút, mặt mút chịu áp lực của bóng sẽ lõm vào trong. Mút còn có tính đàn hồi, dưới tác dụng của lực đàn hồi khi bật trở lại tốc độ bóng tăng thêm và sức mạnh cũng tăng thêm. Nhưng nếu là vợt mút hoàn toàn thì do lực ma sát không đủ nên khó khống chế sự chuẩn xác của bóng và

làm cho bóng xoáy. Các vận động viên đã nghĩ ra một phương pháp hay: trên lớp mút dán thêm một lớp cao su có gai không dày quá 2mm. Làm như vậy vừa có tính đàn hồi của mút vừa co tính dính khống chế bóng của lớp cao Su.

Vì sao lớp cao su dán ngoài lớp mút của vợt bóng bàn lại có loại nổi (gai: hướng ra phía ngoài), có loại chìm (gai ở trong)? 

Ở đây liên quan tới đặc tính vật lý không giống nhau của hai loại vợt và yêu cầu khác nhau của vận động viên đối với việc chơi bóng, dùng cách chơi nào thì sẽ chọn vợt có dạng ấy.

Ví dụ: vận động viên đánh nhanh, nói chung đều chọn loại vợt cao su nổi kết hợp với mút. Bởi vì lớp cao su nổi so với lớp cao su chìm có phản lực đàn hồi tốt, gai của nó hướng ra ngoài nên diện tiếp xúc giữa lớp cao su và bóng nhỏ, thời gian chạm bóng ngắn, tốc độ bóng đi nhanh, những điều đó có lợi cho vận động viên đánh nhanh để tăng nhanh tốc độ đánh nhanh và mạnh hơn.

Một loại nữa là cao su chìm kết hợp với mút, nói chung các vận động viên thích giật và cắt bóng thường dùng.

Cách giật và cắt bóng đều lấy xoáy làm chính, giật bóng và xoáy lên, cắt bóng và xoáy xuống, cả hai cách đánh đều coi trọng việc phát huy tính xoáy. Cao su chìm có đặc điểm là phát huy được tính xoáy vì những gai của nó dán vào trong nên bề mặt có tính bám dính, khi đánh bóng

điện tiếp xúc của vợt và bóng lớn, dễ làm cho lực ma sát tác dụng vào quả bóng, vì vậy tính xoáy mà vợt này gây mạnh hơn nhiều so với loại vợt nổi. Đồng thời vì giữa mút và mặt cao su có thêm một lớp gai, giữa lớp gai nhiều khoảng không, khi vợt tiếp xúc giữa vợt và bóng lớn, lực ma sát theo đó cũng tăng lên, chính là nhờ lực ma sát mà vận động viên đánh bóng càng xoáy.

Viết một bình luận