Nếu Chúng ta muốn bật nhảy từ mặt đất lên thì phải làm cho mặt đất có một lực tác động vào chúng ta. Để mặt đất có được lực tác động vào chúng ta, chúng ta phải có một lực tác động vào mặt đất.
Định luật chuyển động của Niutơn chỉ cho chúng ta rằng: “Khi hai vật thể cùng tác động vào nhau thì lực tác động và phản lực cùng tồn tại, cùng mất đi, chúng bằng nhau nhưng ngược chiều và tác động trên cùng một đường thắng”. Khi chúng ta làm động tác co chân sau đó nhảy lên chính là đã điều chỉnh cơ bắp đùi khiến nó có lực tác động vào mặt đất, còn mặt đất thì cũng đồng thời sinh ra một lực tác động ngược chiều vào chúng ta. Nhờ có phản lực đó mà chúng ta nhảy lên cao được. Lực tác động vào mặt đất càng lớn thì phản lực của mặt đất vào chúng ta cũng càng lớn, vì vậy nhảy cũng càng cao.
Ở vùng sông nước có thể trông thấy cảnh tượng sau: khi một chiếc thuyền muốn rời xa bờ, người lái thuyền trước tiên chống sào tre vào bờ, dùng lực càng lớn thì thuyền rời bờ càng xa. Nguyên tắc này cũng giống như trên.