Ví dụ có người hỏi bạn khi phanh ôtô là phanh bánh trước hay sau, có thể bạn không trả lời ngay được.
Xem xét tỉ mỉ quá trình phanh của ôtô sẽ phát hiện được rằng khi phanh ô tô, bao giờ cũng phanh bánh sau.
Khi người lái mở máy, động cơ sẽ dẫn động bánh sau chuyển động, khi bánh sau lăn trên mặt đất, bánh trước mới theo đó mà chuyển động, rồi toàn bộ thân chiếc xe mới chạy về phía trước. Nhiệm vụ của bánh trước là giữ cho thân xe được thăng bằng và dẫn hướng ô tô tiến lên. Bánh trước nối liền với tay lái của người lái, người lái xoay tay lái sang phải, bánh trước sẽ chuyển theo hướng phải, tay lái xoay về phía trái, bánh trước sẽ chuyển sang hướng trái. Do chức năng của bánh trước và bánh sau ô tô không giống nhau nên tên gọi của chúng cũng không giống nhau: bánh trước gọi là bánh dẫn hướng, bánh sau gọi là bánh dẫn động.
Ô tô đang chạy với tốc độ cao một khi gặp tình huống khẩn cấp phải lập tức dừng lại nếu như phanh ô tô lắp ở bánh trước thì khi bánh trước đã ngừng không chuyển động, bánh sau vẫn còn chuyển động nó sẽ buộc thân xe lao về phía trước. Trong tình huống này, lực lao về phía trước không có cách gì làm cho thân xe dị chuyển về phía trước được nên phần sau của thân xe sẽ nhảy lên, thậm chí toán bộ thân xe có thể lấy bánh trước làm điểm tựa và lật về phía trước.
Thế vì sao phanh bánh sau lại không làm cho ô tô bị lật đổ? Bởi vì lúc đó toàn bộ thân xe lấy bánh sau làm điểm tựa, do thân xe chịu sức cản của mặt đất, quán tính lao về phía trước muốn làm cho thân xe lật về phía trước cũng không nổi. Chính vì những nhà thiết kế ô tô ngay từ lúc đầu đã tính đến những vấn đề thực tế nảy sinh ra khi phanh xe nên mới để cho bánh sau làm bánh dẫn động.
Khi phanh các loại xe như xe ba bánh,xe đạp… nói chung cũng nên phanh bánh sau, vì nguyên tắc của chúng giống nhau.