Tàu thuyền chạy trên nước sẽ gây nên sóng dần dần truyền lan đi. Cũng như vậy máy bay trong khi bay cũng làm xáo động không khí xung quanh khiến áp suất, mật độ của không khí cũng theo đó mà có sự thay đổi tương ứng, đồng thời không ngừng truyền lan đi. Trong quá trình xáo động truyền lan có một mặt phân giới giữa không khí đã bị xáo động và không khí chưa bị xáo động, chúng ta gọi mặt phân giới đó là sóng nhiễu động. Vì tốc độ máy bay lúc nhanh lúc chậm nên không khí nhiễu động lúc mạnh lúc yếu, sóng nhiễu động cũng lúc mạnh lúc yếu. Áp suất trước sau mặt sóng có sự khác nhau rÕ rệt thì gọi là sóng nhiễu động mạnh, cũng còn gọi là sóng xung kích hoặc sóng va đập. Áp suất trước sau mặt sóng khác nhau vô cùng nhỏ thì gọi là sóng nhiễu động yếu.
Tiếng máy bay đang bay mà bình thường chúng ta nghe thấy là do sóng nhiễu động yếu sinh ra, và cũng là sóng âm mà chúng ta thường nói.
Tốc độ truyền của sóng nhiễu động yếu là tốc độ âm thanh, còn tốc độ truyền của sóng nhiễu động mạnh là tốc độ vượt âm. Khi máy bay bay với tốc độ thấp hơn tốc độ âm thì những sóng nhiễu động yếu mà nó sinh ra sẽ truyền lan trong không khí, giống như ném một viên đá xuống nước lan truyền rộng đi mọi phía, sự chênh lệch về áp suất không khí trước sau máy bay tương đối nhỏ. Nhưng khi máy bay bay với tốc độ vượt âm, các chỗ như đầu máy bay, cánh máy bay, thân máy bay, đuôi máy bay… đều làm cho không khí xung quanh phát sinh những hay đổi áp suất đột ngột, sinh ra sóng xung kích trước và sóng xung kích sau rất mạnh. Khi sóng xung kích trước đi qua, áp suất không khí đột ngột tăng cao, sau khi đi qua áp suất theo đó mà ổn định, hạ thấp, có khi hạ xuống thấp hơn áp suất khí quyển. Sau đó khi sóng xung kích sau đi qua, áp suất lại dân đần cao lên bằng áp suất khí quyển. Thời gian 2 sóng xung kích đó đi qua cách nhau vào khoảng 0,12 – 0,22 giây. Nếu máy bay bay không cao quá, trong nháy mắt đi qua của sóng xung kích chúng ta có thể nghe thấy như tiếng sét ngang tai hoặc như tiếng đạn đại bác nổ, đó là cái gọi là “tiếng nổ” khi máy bay bay với tốc độ vượt âm. Do trước sau có 2 sóng xung kích nên chúng ta nghe thấy hai tiếng nổ.
Tiếng nổ có liên quan với độ cao và tốc độ bay. Ở cùng một tốc độ bay nhưng độ cao bay thấp thì mặt đất chịu sóng xung kích mạnh, ngược lại thì yếu. Cũng như vậy ở cùng một độ cao, tốc độ bay càng lớn thì sóng xung kích càng mạnh, ngược lại sẽ nhỏ. Nếu bay với tốc độ vượt âm không được bay thấp hơn độ cao quy định, làm như vậy mới có thể giảm bớt được ảnh hưởng của tiết nổ đối với mặt đất.