Người chưa từng gánh nước khi gánh một gánh nước chắc chắn mấy bước đi đầu tiên chưa có chuyện gì, nhưng nếu đi thêm mấy bước nữa sẽ không ổn, nước trong thùng bắt đầu lắc đi lắc lại bắn tung toé, khi gánh đến nơi sợ rằng chỉ còn được hơn nửa thùng nước. Nhưng nếu chúng ta thả trên mặt nước một mảnh gỗ hoặc một cái lá sen thì gánh nước đi sẽ rất ổn định, nước trong thùng không dễ dàng gì mà tràn lắc ra ngoài. Vì sao như vậy?
Vốn là khi gánh nước trên đường người và đòn gánh đều dao động, nước trong thùng cũng theo đó mà dao động, lúc đầu mức độ dao động của nước còn nhỏ, nên mặt nước chỉ sóng sánh một chút, nhưng sau đó sự sóng sánh của nước sẽ dao động rất mạnh rồi tràn ra ngoài thùng. Đó cũng là hiện tượng cộng hưởng. Trên mặt nước thả một mảnh gỗ hoặc lá sen cùng dao động theo, phá hỏng hiện tượng vốn có, do vậy giảm được mức độ dao động rất nhiều, nước không thể bắn tràn ra ngoài.