Vì Sao Hai Tay Của Diễn Viên Xiếc Đi Trên Dây Thép Lại Phải Dao Động Về Hai Bên?

đi trên dây

Những người đã xem qua tiết mục “đi trên dây” đều phải khen ngợi nghệ thuật tài ba của người biểu diễn.

Dưới bàn chân diễn viên là một sợi dây thép, chỉ lớn bằng chiếc dây thép vẫn phơi quần áo, thế mà trên con đường “độc đạo” hầu như không có chỗ đặt chân đó lại là “chỗ dụng võ” của họ. Họ nhanh nhẹn, nhẹ nhàng biểu diễn các động tác ghê người tuyệt đẹp trên dây thép như đứng đi trên mặt đất, luôn được người xem vỗ tay hoan nghênh.

Vì sao diễn viên xiếc đi trên dây thép lại không bị ngã? Chúng ta biết rằng bất kể là vật nào muốn giữ được cân bằng thì đường tác dụng của trọng lực của vật (đường thẳng đứng đi qua trọng tâm) đều phải thông qua mặt đỡ (mặt tiếp xúc của vật thể với vật thể đỡ nó hay gọi là chân đế); nếu đường tác dụng của trọng lực không đi qua mặt đỡ thì vật thể sẽ đổ.

Căn cứ vào điều kiện cân bằng của vật nói trên thì yêu cầu diễn viên xiếc khi ở trên dây thép phải luôn luôn giữ cho đường tác dụng của trọng lượng thân mình đi qua mặt tiếp xúc rất nhỏ nên người ta rất khó làm cho trọng tâm thân mình rơi đúng vào dây thép, vì thế người đi trên dây lúc nào cũng đứng trước nguy cơ bị ngã. Trong cuộc sống bình thường chúng ta đã có kinh nghiệm sau: khi chới với sắp ngã ta thường vẫy vẫy hai cánh tay để lấy lại thăng bằng. Tác dụng vẫy vẫy của hai cánh tay chính là để điều chỉnh đường tác dụng của trọng lực thân người trở lại mặt lỡ, khiến thân người lấy lại thăng bằng.

Có diễn viên xiếc khi biểu diễn đi trên dây thép trong tay cầm một chiếc sào tre đài, hoặc một cái ô, cái quạt hay một vật nào khác nữa. Đừng nghĩ rằng những đồ vật ấy sẽ phiền phức cho người diễn viên lấy được thăng bằng. Chúng đều có tác dụng như nhau là “kéo dài cánh tay ra. Có diễn viên còn gánh hai thùng nước bằng đòn gánh rất cong để hạ thấp trọng tâm, khiến dễ đi trên dây hơn.

Viết một bình luận