Các đồng hồ bình thường cứ một ngày đêm phải lên dây một lần. Cũng giống như những chiếc ô tô vận chuyển hàng hoá sau khi chạy vài trăm kilômét phải đổ thêm xăng đầu, đồng hồ đeo tay cũng cần phải nạp năng lượng thì mới có thể tích ta tích tắc chạy không ngừng.
Trong đồng hồ có một chiếc lò xo rất nhỏ được lắp khít trong hộp bánh răng, nó có thể cung cấp được một phần ba trăm triệu mã lực. Đừng có coi thường cái sức lực nhỏ xíu của chiếc lò xo. Bởi vì thông qua từng đôi bánh răng một, nó có thể làm cho bánh răng lại không ngừng theo một nhịp nhất định, làm cho các kim giờ, kim phút, kim giây lắp trên các trục bánh răng chuyển động theo một tốc độ nhất định chỉ ra thời gian một cách chính xác. Đương nhiên nếu lò xo bị hỏng thì đồng hồ cũng ngừng chạy.
Thế nhưng có một loại đồng hồ gọi là “đồng hồ tự động” đeo trên tay không cần lên dây vẫn có thể chạy được.
Bí mật của đồng hồ tự động chạy được là ở đâu? Nếu đã nhìn thấy đồng hồ tự động rồi, nhất định bạn sẽ phát hiện được là, so với đồng hồ nói chung nó dày hơn một chút. Bởi vì so với đồng hồ bình thường trong đồng hồ tự động có thêm bộ phận tự động lên dây.
Mở nắp sau đồng hồ tự động sẽ thấy ở bên trên cũng có một búa nặng hình nửa hình tròn. Ở giữa có một trục nhỏ đỡ tâm búa nặng hình nửa hình tròn tại tấm kẹp của đồng hồ. Búa nặng này rất không ổn định, đồng hồ chỉ hơi nghiêng là nó đã xoay quanh ổ đỡ nhiều vòng khiến những cơ cấu bánh lồi và bánh răng lắp dưới búa nặng mang những chuyển động xoay đó tới hộp lò xo, “tự động” văn chặt lò xo.
Khi đi đường, tay người ta không ngừng đưa về phía trước hoặc về phía sau, khi lao động tay là bộ phận linh hoạt nhất, do vậy đồng hồ tự động đeo trên tay suốt ngày đêm lật đi lật lại tạo cơ hội cho búa nặng ở trong luôn luôn chuyển động.
Nếu nói đồng hồ bình thường là “cho ăn theo giờ” – tức là mỗi ngày phải lên dây một lần thì đồng hồ tự động sẽ là “ăn ít nhưng nhiều bữa” chỉ cần tay người có vận động là tự làm mả . cho búa nặng chuyển động, lò xo luôn ở trạng thái vặn chặt.