Vì Sao Đồng Hồ Điện Tử Chạy Đúng Giờ Hơn Đồng Hồ Cơ Khí?

chọn đồng hồ điện tử hay đồng hồ cơ

Bạn đã trông thấy đồng hồ điện tử chưa? Trên mặt loại đồng hồ này không có kim đài, kim ngắn mà bên trong mặt kính chỉ thấy chữ số báo cho bạn lúc này là mấy giờ, mấy phút, mấy giây. Đồng hồ điện tử không chỉ dùng các chữ số hiện ra để chỉ thời gian thay 3 chiếc kim truyền thống, mà đặc biệt nó còn chỉ thời gian rất chính xác, ngoài ra lại có nhiều chức năng khác.

Vì sao đồng hồ điện tử chạy đúng giờ hơn đồng hồ cơ khí? Nói chung cái quyết định để đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ cơ khí chạy chính xác là tính ổn định của tần số dao động của cơ cấu chỉnh động trong lõi máy. Tính ổn định của tần số dao động lại có liên quan tới mức độ cao

thấp của tần số dao động, tần số càng cao thì sai lệch của một đơn vị thời gian sẽ càng nhỏ, đồng hồ chạy càng chính xác. Ví dụ: tần số dao động của con lắc đồng hồ “đao động nhanh” là 3 – 5 lần/giây, nhưng bộ cộng hưởng thạch anh trong đồng hồ điện tử lại có tần số dao động tới 32.768 lần/ giây (thậm chí còn cao hơn). Làm một so sánh sẽ thấy tần số dao động của đồng hồ điện tử cao hơn một vạn lần so với đồng hồ cơ khí dao động nhanh.

Có thể nói như thế này: sai số của đồng hồ điện tử được tính bằng mấy phần vạn/phút còn của đồng hồ cơ khí “dao động nhanh” được tính bằng mấy phần/phút, vì vậy chẳng khó khăn gì cũng thấy đồng hồ điện tử chạy chính xác hơn rất nhiều so với đồng hồ cơ khí.

Ngoài ra, do đồng hồ điện tử không có các chỉ tiết như bánh răng nên đã tránh được các nhân tố tạo nên việc chạy sai giờ như tổn hao do ma sát, tính chất co dãn vì nhiệt của kim loại…

Đồng hồ đeo tay điện tử thạch anh chạy 1 năm chỉ sai nửa phút, có thể nói khá chính xác. Còn loại đồng hồ đeo tay thạch anh siêu cao tần thì độ sai lệch trong một năm không quá 3 giây: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã đưa việc ảo thời gian chính xác lên mức độ cao hơn nữa. Mấy năm gần đây, các nhà khoa học đang thăm dò dùng loại dao động nguyên tử có tần số dao động cao hơn bộ cộng hưởng thạch anh 100.000 lần, để tạo ra loại đồng hồ nguyên tử mà 100 năm chỉ chạy sai có 1 giây.

Cũng như chim, máy bay bay trên trời, nhưng cánh máy bay thì không cử động còn cánh chim thì thường xuyên vẫy lên vẫy xuống. Vì sao chim không biết mệt? Vì sao nó không để cho đôi cánh của mình cố định tại một vị trí như máy bay?

Máy bay hiện đại, bất kể là máy bay quân sự hay dân dụng, lớn nhỏ đều phải có đầy đủ hai thứ sau mới có thể bay lên trời được. Hai thứ đó, một là cánh máy bay, hai là cánh quạt. Cánh máy bay dùng để sinh ra lực nâng, khiến máy bay có thể treo ở trên cao, còn cánh quạt máy bay thì dùng để sinh ra lực kéo hay lực đẩy khiến máy bay tiến về phía trước. Nếu không có cánh quạt mà chỉ có cánh thôi thì máy bay sẽ biến thành tàu lượn. Tàu lượn phải dựa vào một lực khác để lên cao chứ tự mình không thể bay lên. Từ đó có thể thấy trong khi bay cánh máy bay chỉ có tác dụng nâng, đỡ chứ không có năng lực làm cho máy bay tiến lên.

Thế nhưng cánh chim lại không giống như vậy. Chim không có cánh quạt, trên mình chúng không có động cơ pitông làm quay cánh quạt để kéo chúng về phía trước cũng không có động cơ phản lực phun khí đốt ra phía để đẩy chúng tiến về phía trước, tất cả là nhờ vào đôi cánh. Vì vậy cánh chim đồng thời hoàn thành hai nhiệm khiến mình tiến về phía trước. Cánh máy bay cố định có tác dụng sinh ra lực nâng, chỉ có những cánh vỗ được mới có thể đồng thời sinh ra lực nâng và lực đẩy. Cho nên cánh máy bay có thể cố định bất động, cánh chim phải vẫy lên vẫy xuống.

Thế thì liệu có thể làm cánh máy bay vỗ lên vỗ xuống không? Đó là một ý tưởng mà loài người từ xưa tới nay đều mong muốn thực hiện và vẫn chưa làm được. Nghiên cứu khí động lực học cho chúng ta biết, dùng phương thức bay vỗ cánh tương đối tiết kiệm lực, nếu như có thể đổi các máy bay có cánh cố định hiện nay thành các máy bay vỗ cánh được thì sẽ tiết kiệm được công suất mà máy bay đòi hỏi. Nhưng do nguyên lý và hình dạng bên ngoài của việc bay võ cánh khá phức tạp nên loài người đến nay vẫn chưa hoàn toàn nắm được các quy luật của các mặt đó nên vẫn chưa đưa được máy bay vỗ cánh vào sử dụng. Trong vấn đề này loài người còn phải học tập loài chim nhiều.

 

Viết một bình luận