VÌ SAO CON LẬT ĐẬT KHÔNG BỊ ĐỔ?

con lật đật không bị đổ

Mọi người đều có kinh nghiệm sau: viên gạch đặt nằm ngang thì rất ổn định, nhưng nếu đặt thắng đứng lại dễ đổ. Chai đựng nước đứng vững hơn chai không đựng nước. Nếu đổ thủy ngân đầy 1/4 chai (thuỷ ngân nặng hơn nước 13,6 lần, là chất lỏng nặng nhất) thì lại càng vững chắc hơn.

Từ các ví dụ trên ta thấy, muốn cho một vật ổn định, không đổ thì cần phải thỏa mãn hai điều kiện: diện tích đáy của vật đó phải lớn, trọng lượng phải tập trung ở phần đáy. Như thế cũng là nói trọng tâm của vật phải thấp. Trọng tâm của một vật có thể nói là điểm tập trung của trọnglượng, là điểm mà vật thể chịu tác dụng của trọng lực.

Đối với tất cả các vật, nếu diện tích đáy của chúng càng lớn, trọng tâm càng thấp thì chúng càng ổn định, càng không dễ đổ. Ví dụ: các công trình kiến trúc hình tháp bao giờ cũng có phần đáy lớn, phần trên nhọn. Khi vận chuyển hàng hoá bao giờ cũng xếp những hàng nặng ở dưới thì mới vững chắc.

 Con Lật Đật sở di không đổ là vì nó phù hợp với các điều kiện trên nhất. Toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng – một miếng chì hoặc miếng thép, vì thế trọng tâm của nó rất thấp. Mặt khác, diện tích đáy của con lật đật vừa to lại vừa tròn nhẫn để dao động. Khi con lật đật nghiêng về một phía do điểm tựa (điểm tiếp xúc với mặt bàn) có sự thay đổi, trọng tâm và điểm tựa không cùng ở trên một đường thẳng đứng nữa, lúc đó tác dụng của trong lực làm cho nó dao động quanh điểm tựa khiến cho con lật đật khôi phục lại vị trí bình thường. Độ nghiêng của con lật đật càng lớn, khoảng cách mà điểm tựa cách xa trọng tâm càng lớn, thế năng đao động do trong lượng sinh ra sẽ theo đó mà tăng lên khiến xu thế khôi phục lại vị trí cũ của nó cũng càng rõ rệt, vì vậy không bao giờ đẩy ngã được con lật đật.

Viết một bình luận