Thông thường, khi cho mẹ ngựa giao phối với bố lừa, đẻ ra la. Nếu đem mẹ lừa giao phối với bố ngựa, con lai thu được gọi là “lừa la”, là một loại tuấn mã. Hầu như tất cả chúng đều không có khả năng sinh sản. Nhưng hạn hữu, vẫn có trường hợp la mẹ tạo ra thế hệ sau. Còn la bố thì không.
Động vật cấp cao đều do trứng thụ tinh phát triển mà có thế hệ con. Tế bào trứng sinh ra từ buồng trứng của động vật giống cái, tinh trùng được sản sinh ra từ tinh hoàn của động vật giống đực. Con la bất kể là đực hay cái, đều có hệ sinh dục phát triển không hoàn chỉnh, vì thế chức năng sinh lý có thể chưa bình thường. Cơ quan sinh dục của những con la đực không thể sản sinh ra loại hóc môn động dục, đồng thời không thể sản sinh ra tinh trùng thành thục, vì thế không thể thụ tinh. Đó là lý do la chỉ có một đời.
Song cũng có một vài trường hợp hiếm hoi la mẹ đẻ. Hơn 1.000 năm trước, trong sách nông học cổ đại “Tê dân yếu thuật? của Trung Quốc đã có một vài ghi chép về trường hợp này. Năm 1953 ở thôn Đông Tĩnh, Cam Túc, một con la mẹ giao phối với một con lừa đực đẻ được một con lừa con. Năm 1954 ở tổng Giao – Đạo, huyện Hương Lương, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), một con la mẹ giao phối với một con ngựa đực, đẻ ra một con la cái.
Sự việc này tuy hiếm gặp, nhưng là để nói rằng một số ít la mẹ vẫn có thể sản sinh ra các tế bào trứng thành thục có khả năng thụ tỉnh. Điều đáng nói là đến giờ vẫn chưa thấy la đực sản sinh ra tinh trùng thành thục.