Một cái chuông tốt đánh một cái là sẽ phát ra những âm thanh du dương dễ nghe. Nếu cái chuông nứt, bạn có đánh đi đánh lại thì chỉ nghe những tiếng rè rè. Vì sao chuông bị nứt lại không kêu?
Đó là vì khi chuông bị ngoại lực đánh vào dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Ví dụ, một cái chuông treo trên giá khi bạn gõ nó vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái của nó sẽ đồng thời ép vào phía ong còn mặt trước và mặt sau thì lại dãn ra phía ngoài, tiếp đó hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính là do tần số cơ bản của chuông như vậy – hai mặt đối nhau của nó cứ không ngừng xen nhau lúc dãn ra phía ngoài, lực ép vào phía trong – mà chuông phát ra được âm thanh ngân vang rồi yếu dần đi.
Nếu một cái chuông mà khi đúc có độ dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối nhau của nó sẽ không hòa nhịp, âm thanh ngân vang cũng ngắn.
Một cái chuông dù chỉ có một chỗ bị nứt cũng sẽ mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, cả cái chuông coi như bị hỏng, lúc đó dù bạn có tùy tiện đánh vào bất cứ chỗ nào của nó, nó đều phát ra những âm thanh rè.