Chim biển và thú biển thường dành phần lớn thời gian lặn ngụp ngoài đại dương, khiến cho các nhà sinh học rất khó khăn để quan sát hành vi của chúng. Akinori Takahashi, thuộc Viện nghiên cứu Cực Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản và cộng sự mới đây đã gắn những chiếc camera nhỏ xíu lên mình 5 con cánh cụt Adelie và 5 con cánh cụt quai mũ để theo dõi quá trình bơi lặn của lũ chim không biết bay này ngoài khơi đảo Signy, Nam cực.
Các camera chỉ nặng 37 gam và được gắn lên người cánh cụt bằng một băng không thấm nước. Chúng ghi lại hơn 11.000 bức ảnh từ 2.140 lần lặn ngụp.
Những bức ảnh đã tiết lộ rằng cánh cụt bơi trong nước với ít nhất một con đồng loại trong 15% thời gian. Đôi khi, 11 con cùng lặn với nhau. Còn khi lặn xuống sâu hơn 20 mét, cánh cụt bơi theo nhau trong 25% thời gian – đồng thời vẫn giữ khoảng cách gần ở mức có thể nhìn thấy nhau suốt thời gian đó.
Điều đáng nói là ở cuối mỗi đợt lặn, các camera không tìm thấy lũ chim cánh cụt cùng kiếm ăn. Vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng chúng bơi cùng nhau là để giúp tránh kẻ thù.
Hai loài cánh cụt trên chuyên tìm bắt các nhuyễn thể Nam cực trong một vùng mà ở đó con người cũng tiến hành các hoạt động đánh bắt thương mại. Vì thế, nhóm nghiên cứu muốn sử dụng các camera để xác định quy mô chồng lấn giữa vùng kiếm ăn của chim biển và các
ngư dân