VÌ SAO CÁ VOI BƠI ĐƯỢC?

cá voi vì sao bơi được

Tổ tiên của cá voi là một loài thú sống trên cạn mang dáng hình của lợn. Trong quá trình di cự xuống biển, những sinh vật vĩ đại này đã thu nhỏ tai trong để thích nghi với đời sống vĩnh viễn dưới nước.

Một nhóm khoa học quốc tế công bố kết quả này sau khi đã nghiên cứu các hóa thạch cá voi, Các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của bộ cá voi (gồm cá Voi, cá heo mỏ và cá heo) là những động vật trên cạn. Trong quá trình tiến hóa, chúng đã rời xa đất liền, trườn dần xuống biển để trốn tránh kẻ thù và tìm kiếm thức ăn.

Dần dần, những con thú này tiêu biến các chỉ và trở nên thích nghỉ hoàn toàn với đời sống dưới nước. Cho đến một thập kỷ trước đây, khoa học mới chỉ biết rất ít về quá trình chuyển tiếp này. Nhưng nay, các hóa thạch mới phát hiện được đã lấp phần nào khoảng trống lịch sử đó, trong đó có lời giải cho việc làm thế nào cá voi có thể trở thành những tay bơi lượn cự phách mà không hề chóng mặt.

Đó là vì tại trong (hệ thống kênh bán khuyên chịu trách nhiệm về cảm giác thăng bằng) của cá voi nhỏ hơn nhiều kích thước cơ thể nếu so với các loài khác. Hệ thống này có ở tất cả các loài thú, trong đó có con người. Chúng ta chị ý thức được vại trò của nó khi có trục trặc xảy rạ, chẳng hạn khi uống rượu, bị ốm hay lái xe qua những đoạn cua gấp. Ở cá voi, kích cỡ tai trong so với kích cỡ cơ thể là quá nhỏ (chẳng hạn tai trong của người còn lớn hơn là của cá vọi xanh), vì thế kém nhạy cảm hơn nhiều, Những chuyển động ngoặt, lượn gấp hay xoay tròn không hề khiến chúng chóng mặt.

Viết một bình luận