VÌ SAO CÁ CHUỒN BAY ĐƯỢC?

cá chuồn có thể bay trên mặt nước một đoạn dài

Cá chuồn bay được là do trên cơ thể có một cặp vây ngực phát triển, chiều dài của chúng khoảng 70% thân mình. Vây bụng cũng khá phát triển, cánh vây dưới dài hơn cánh trên. Loại vây như vậy đã tạo cho cá chuồn những điều kiện bay. Khi lực nâng do vây ngực sinh ra và lực tiến về phía trước cửa vây đuôi hợp lại với nhau, cá chuồn liền có thể bay vọt lên khỏi mặt nước. Tuy gọi chúng là cá chuồn bay được, kỳ thực không thể coi là bay. Nói một cách chặt chẽ thì đó là lượn trượt, trượt không cao mà cũng chẳng được bao xa. Nói chung độ cao lượn trượt của cá chuồn từ 6-10m, khoảng cách lượn trượt được 400m. Có con còn có thể lượn trượt tới 42 giây với tốc độ khoảng 65km/h. 

Sự lượn trượt độc đáo này của cá chuồn là biện pháp tự bảo vệ để tránh bị kẻ địch hãm hại. Khi không có kẻ địch mạnh uy hiếp chúng sẽ không tùy hứng “bay” lên trên mặt biển.

Viết một bình luận