Khi mua vé xem hát nói chung bạn đều muốn chọn chỗ ngồi ở giữa và về phía trước vì bạn cho rằng những chỗ ngồi đó là nơi vừa xem tốt lại vừa nghe rõ. Thế nhưng nếu không dùng loa phát thanh thì sự thực lại không phải như vậy. Những chỗ ngồi ở giữa và ở phía trước tuy có nhìn rõ nhưng lại là nơi nghe không tốt nhất. Nói chung chỗ ngồi Ở tầng hai tốt hơn ở tầng một và tầng ba lại tốt hơn so với tầng hai.
Khi xem chiếu bóng ở trong rạp dù có tuỳ tiện ngồi ở chỗ nào thì bạn đều nghe được rất rõ. Bởi vì công suất loa phóng thanh trong rạp chiếu bóng rất lớn, lại có thể điều chỉnh hướng phát âm, khiến cho toàn bộ âm thanh phát đến toàn thể người ngồi nghe được vừa rõ vừa to. Năng lượng âm thanh của con người và các nhạc cụ đều tương đối yếu, sO với loa phóng thanh thì kém hơn nhiều, nếu chỉ dựa vào âm thanh của bản thân chúng mà muốn cho hàng ngàn người nghe đều nghe được rõ và to thì tương đối khó khăn. Trong nhà hát nếu chúng ta muốn nghe được tốt hơn thì ngoài việc yêu cầu âm thanh phát trực tiếp phải rõ ràng ra còn cần lợi dụng âm phản xạ để bổ sung, có như vậy mới làm cho âm thanh nghe rõ ràng đầy đủ có tiếng ngân vang thuận tai. Vì vậy khi thiết kế nhà hát, phòng nhạc, phòng họp lớn các kiến trúc sư đều phải tính toán âm học kiến trúc.
Ánh sáng khi gặp vật cản sẽ phản xạ lại, âm thanh cũng như vậy. Âm thanh trên sân khấu bị sàn diễn, những tấm chắn bằng chất rắn quanh sàn diễn, trần nhà và các bức tường phản xạ lại và sẽ được tăng cường thêm một mức độ nhất định. Trong đó có tác dụng nhất là sàn diễn và các tấm chắn bằng chất rắn quanh sàn diễn vì chúng cách nguồn âm thanh gần nhất, hiệu quả phản xạ cao nhất. Ở đây âm thanh phát ra và âm thanh phản xạ hầu như cùng được phát ra một lúc, khoảng cách trước sau của chúng ngắn tới 1/20 giây, khi đồng thời tăng thêm cường độ âm thanh thì độ rõ ràng sẽ không bị tổn thất. Vì vậy nếu sau khi diễn viên đã nói 1/20 giây mà vẫn còn có âm thanh phản xạ rất mạnh thì không những chẳng giúp gì cho chất lượng âm thanh mà ngược lại còn làm cho người nghe, nghe thấy tiếng trước tiếng sau, đó là chuyện rất khó chịu. Còn trần và tường của nhà hát cũng đều có tác dụng trong việc phản xạ âm thanh và làm đẹp thêm âm thanh.
Các chỗ ngồi ở phòng chính trong nhà hát thường thấp hơn sân khấu, các chỗ ngồi ở phía sau chỉ cao hơn một chút vì thế hầu như toàn bộ gian chính đều không tác dụng phản xạ của sàn diễn. Còn những chỗ ngồi ở giữa cách hai bên tường tương đối xa, không tiếp thu được phản xạ của tường chỉ có thể nghe được âm thanh trực tiếp trên sàn diễn. Vì vậy ở một số nhà hát tương đối lớn nếu ngồi ở vị trí giữa phòng nói chung nghe âm thanh không đủ to, rõ, hơi có cảm giác như là ngồi ở ngoài trời.
Chỗ ngồi ở tầng hai chịu tác dụng phản xạ của sàn diễn và các tấm chắn ở mức độ tương đối lớn cho nên âm thanh vừa rõ to. Tâng ba tuy cách sân khấu và nguồn âm nhỏ nên hiệu quả phản xạ cũng sẽ lớn hơn một chút. Hơn nữa tầng ba lại rất gần trần nhà hát, thêm một tầng phản xạ có hiệu quả nữa vò thế âm thanh ở tầng ba thường tốt hơn ở tầng hai. Nếu trên sàn diễn có phủ tấm thảm lớn thì âm thanh trong phòng sẽ yếu đi. Có diễn viên vì muốn để cho người xem nghe rõ hơn thường đứng ở sát mép sàn diễn, làm như vậy đối với người xem ngồi ở mây hàng trước đúng là có một ít hiệu quả nhưng xét về toàn bộ nhà hát mà nói thì cường độ âm thanh của họ sẽ giảm đi bởi vì lúc đó sàn diễn và các tấm chắn đã đã không còn tác dụng phản xạ âm thanh của họ.
Nhà hát lý tưởng nhất là tất cả các chỗ ngồi đều đặt cao hơn sàn diễn. Nếu làm được như vậy, bạn ngồi ở ghế nào cũng đều nghe rõ, xem tốt.
Có nhà hát sử dụng quá nhiều vật hút âm trên tường nhà và trần nhà, làm như vậy chỉ thích hợp với khi chiếu phim, còn nếu dùng để diễn kịch hay biểu diễn âm nhạc thì hiệu quả sẽ không tốt lắm. Còn nếu trên sân khấu treo nhiều màn nhưng bày rất nhiều hoa, cây thì cũng đều không có lợi cho việc truyền âm thanh.