THỜ KÍNH TỔ TIÊN

thờ kính tổ tiên là phong tục tốt đẹp của người dân Việt nam

Người ta ai cũng có tổ tiên. Tổ tiên là cái gốc gia tộc nhà mình, vì là trước khi có cha mẹ, có ông bà, thì phải có tổ tiên. Tổ tiên trước đã phải làm lụng khó nhọc, mới gây dựng nên cái cơ nghiệp nhà mình. Thí dụ như bây giờ, nhà anh Sửu được thịnh

vượng, họ hàng anh em đông đúc, người làm công này, kẻ làm việc nọ, ấy cũng là nhờ có các cụ ngày trước tu nhân tích đức, siêng năng cần kiệm, thì ngày nay con cháu mới được như thế. Nếu anh Sửu là người có học, biết nghĩ thì tất là anh ấy nhớ đến công đức của tổ tiên, phải hết lòng mà ăn ở cho phải đạo làm con cháu.

Bởi vậy cho nên bất kỳ tôn giáo nào cũng lấy sự thờ cúng tổ tiên làm rất trọng ở trong gia tộc. Nhưng mỗi tôn giáo có một cách thờ cúng riêng. Như những người theo tôn giáo Thiên Chúa, thì tuy không cúng vái, nhưng đến ngày giỗ ngày Tết cũng làm lễ ở nhà thờ để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên được an tĩnh vui vẻ. Còn những người theo đạo Nho thì bao giờ cũng có bàn thờ để thờ ông bà ông vải, như là ông bà ông vải còn sống ở đời vậy. Bao giờ con cháu cũng phải giữ gìn mô má, phụng sự hương hỏa một cách rất thành kính. Cách thờ cúng như thế, là một cách “bất vong bản” nghĩa là để giữ lấy cái gốc của nhà mình cho được lâu dài bên chặt vậy.

Phép thờ cúng tổ tiên thiết tưởng không cần có mâm to cỗ đây, chỉ cốt thành kính, lễ vật chỉ hương hoa tinh khiết là đủ. Tục ngữ có câu “Tâm động quỷ thần tri, nén hương thấu đến Thiên đình, hà tất phải có cỗ bàn mới có thờ cúng hay sao?

Nhiều người nói rằng ở bên nước Nhật Bản có tục rất hay: hễ đến ngày giỗ ngày Tết thì con cháu họ hàng hội họp tại nhà tộc trưởng, ngồi cả chung quanh bàn thờ. Giỗ ai thì bày bài vị người ấy, rồi thắp đèn và đốt hương lên. Người tộc trưởng đứng dậy kể những hình dáng tính nết và công đức của người ấy lúc trước là thế nào cho con cháu nghe. Xong rồi, có thì ăn uống, không thì trò chuyện một lúc rồi vẻ.

Cách thờ cúng tổ tiên như thế, thật là giản dị và hợp lẽ. Nếu ta nay bỏ bớt cỗ bàn đi mà bắt chước cái tục ấy thì tiện lợi biết là dường nào!

TOÁT YẾU

Tổ tiên là cái gốc gia tộc nhà mình. Có tổ tiên thì mới có ông bà và cha mẹ. Tổ tiên gây dựng ra cơ nghiệp nhà mình. Cho nên bất kỳ tôn giáo nào, tuy sự thờ cúng khác nhau, nhưng cũng lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng cả.

Con cháu thờ tổ tiên như là tổ tiên còn sống vậy. Phải giữ gìn mồ mả và phụng sự hương hỏa một cách thành kính.

Thờ tổ tiên không cần có cỗ bàn, chỉ cốt hương hoa tinh khiết là đủ.

 

ĐẦU BÀI

  1. Tại làm sao mà ta phải thờ phụng tổ tiên?
  2. Sự cúng giỗ cúng Tết nên phải thế nào?

Viết một bình luận