Sơ đồ tư duy là gì ? 11 quy tắc vàng khai thác trí tuệ bạn

Mọi người thường mải mê ghi chú hết mọi thứ giống như người không biết đọc trước chủ điểm . Ví như người này chắc chắn chỉ thấy cây mà không thấy rừng

Hơn nữa,  nếu lúc nào cũng bận tâm ghi chú, ta không thể phân tích, đánh giá để tài một cách khách quan và thường xuyên. Thông thường, việc ghi chú hoàn toàn không sử dụng khả năng tư duy, giống như trường hợp người thư ký có thể đánh máy nguyên cuốn tiểu thuyết mà không hiểu chút gì về nội dung của nó.

Cuối cùng, khối lượng ghi chú theo kiểu thông thường có khuynh hướng trở nên quá nhiều (nhất là khi kết hợp với các ghi chú bổ sung từ sách) đến mức lúc “ôn lại”, mọi người cảm thấy gần như phải làm lại từ đầu.

Ghi chú đúng cách không bám theo những gì mà bạn đã nghe hoặc đọc một cách máy móc. Đó phải là một quy trình chọn lọc nhằm tối thiểu hóa số câu chữ cần ghi và tối ưu hóa lượng thông tin nhớ được tử số câu chữ ấy. Vậy nên, ĐạoHiếu.Com giới thiệu đến với bạn kĩ thuật sơ đồ tư duy và 11 quy tắc để khai thác triệt để trí tuệ của bạn

Sơ đồ Tư duy là gì ?

Ví dụ về sơ đồ tư duy
Cô gái ví dụ với sơ đồ tư duy

Sơ đổ Tư duy khai thác mọi kỹ năng trí tuệ của bạn: liên tưởng và tưởng tượng từ trí nhớ; từ, số, bảng liệt kê, tính tuần tự, logic và phân tích từ vỏ não trái; màu sắc, hình ảnh, kích thước, nhịp điệu, mơ mộng, tính toàn thể (Gesal) và các khả năng nhận biết không gian từ vỏ não phải; khả năng quan sát và hấp thu của mắt; khả năng của đôi tay trong việc vẽ lại những gì mắt đã thấy với sự khéo léo ngày càng tăng; và khả năng của cả bộ não trong việc tổ chức, lưu trữ, nhớ lại các điều đã học.

Trong phi chú theo Sơ đồ Tư duy, thay vì ghi những thông tin bạn muốn nhớ theo kiểu câu hoặc bảng liệt kê thông thường, bạn sẽ vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy (nhằm giúp tập trung và nhớ) rồi từ đó dùng Từ Khóa và Hình ảnh Chủ đạo để phân thành các nhánh theo cách có hệ thống. Khi tiếp tục kiến tạo Sơ đồ Tư duy, não của bạn sẽ tạo ra một sơ đổ tích hợp toàn bộ phạm vi tri thức mà bạn đang khám phá.

11 quy tắc của Sơ đổ Tư duy:

Vai trò của sơ đồ tư duy
Cô gái trẻ ngồi vẽ sơ đồ tư duy
  1. Một ảnh màu ở trung tâm.
  2. Những ý chính phân thành các nhánh từ trung tâm.
  3. Ý chính phải được biểu thị bằng các mẫu tự lớn hơn ý phụ.
  4. Mỗi dòng chỉ có một từ. Mỗi từ luôn có nhiều ý liên tưởng; quy tắc này cho phép mỗi liên tưởng được tự do kết nối với những liên tưởng khác trong não của bạn.
  5. Từ phải luôn được viết ra (theo kiểu chữ in, chữ thường, hoặc kết hợp cả hai).
  6. Từ phải luôn được viết ra trên những dòng kẻ (giúp não có hình ảnh rõ hơn để nhớ).
  7. Các dòng kẻ phải được kết nối với nhau (nhằm giúp trí nhớ của bạn liên tưởng) và có cùng độ dài với từ hoặc : hình ảnh để đạt được hiệu năng về liên tưởng lẫn vị trí.
  8. Dùng càng nhiều bình ảnh càng tốt (việc vừa nêu giúp phát triển phương pháp dùng cả hai bên não và dễ nhớ hơn: đối với trường hợp này, một hình ảnh có giá trị ngàn lời).
  1. Dùng kích thước khi có thể (những chỉ tiết nổi bật thường dễ nhớ hơn). _
  2. Dùng số, mã tự, sắp xếp các chỉ tiết theo hệ thống, hoặc cho thấy những mối tương quan.
  3. Để mã hóa và kết nối, hãy sử dụng các mũi tên, ký hiệu, số, mẫu tự, hình ảnh, màu sắc, kích thước, phác thảo.

Vai trò của từ khóa trong sơ đồ tư duy

sơ đồ tư duy là gì
Sơ đồ tư duy điển hình

Từ khóa là từ thâu tóm nhiều nghĩa vào một đơn vị càng nhỏ càn tốt. Khi kích hoạt từ đó, các ý nghĩa sẽ tuôn trào.

Chọn Từ Khóa là việc dễ dàng. Đâu tiên, bạn loại bỏ  những tử đi trước và theo sau không cân thiết, để khi gặp câu như sau trong một bài viết về khoa học: “Hiện nay, người ta đã xác định tốc độ ánh sáng là 186.000 đặm/giây (mps)” thì bạn sẽ không phi hết cả câu, mà tóm tắt: “tốc độ ánh sáng = 186.000 mps”.

Khi ghi chú bằng Từ Khóa, cân nhớ rằng các Từ Khóa Nhớ lại phải kích hoạt đúng thông tin cần nhớ. Vê mặt này, những _ từ như “beautiful” (đẹp) và “horrifying” (kinh hoàng) lại quá chung chung, dù gợi hình ảnh, bởi chúng có nhiễu nghĩa khác có thể không liên quan gì đến điểm bạn cân nhớ. Từ Khóa của bạn phải gợi lên được các hình ảnh cụ thể trong đầu bạn. Những từ như vậy cần mang tính kích hoạt (evocative).

Ngoài ra, Từ Khóa phải là từ bạn thấy vừa ý, chứ không phải là từ mà người khác có thể cho là hay. Trong nhiều trường hợp, không cân lấy Từ Khóa trực tiếp tử nội dung của bài giảng hoặc tài liệu đang đọc. Một từ do chính bạn chọn, có khả năng tóm tất nội dung mà người khác diễn tả, vẫn tốt hơn.

Nếu thực hành ghi chú bằng Từ Khóa có hiệu quả, bạn sẽ kinh ngạc trước khối lượng thông tin lớn hơn nhiều mà bạn có thể lĩnh hội trong một không gian nhất định.

Kết: Khả năng của bộ não con người là vô tận. Tuy nhiên ta cần phải khai thác đúng cách nhất. Và kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những cách phổ biến nhất trên thế giới. Mong rằng qua bài viết cơ bản về kĩ thuật này bạn có thể về tự nghiên cứu ra phương pháp vẽ sơ đồ phù hợp và hiệu quả nhất với mình.

 

 

Viết một bình luận