1. LÒNG NHÂN ÁI
Các anh đã hiểu mọi lẽ về đạo công bằng, nghĩa là phải trọng tính mệnh, của cải và danh giá của người ta, cùng là phải giữ gìn lễ phép và phải biết ơn nghĩa với mọi người. Nhưng ta thử xét xem ở trong xã hội, ai cũng chỉ giữ bấy nhiêu điều mà thôi, thì đã trọn cái nghĩa vụ của mình chưa? Khi gặp người đói khát, hoặc gặp kẻ hoạn nạn, thì ta phải thế nào? Tất là ta phải cho ăn cho uống, hoặc là ra sức mà cứu người ta, cho khỏi sự khổ sở và sự nguy nan. Như khi mình đi ngoài đường thấy ai sẩy tay ngã xuống hoặc bị xe đè, ngựa xéo thế nào, mình phải chạy lại mà nâng đỡ người ta dậy. Lỡ có đau đớn chỗ nào, hoặc gẫy tay gẫy chân làm sao, thì mình đem người ta về nhà người ta, hay là đem vào nhà thương để lấy thuốc thang mà cứu chữa. Những sự làm phúc làm đức như thế, tức là bởi lòng nhân ái mà ra. Lòng nhân ái là lòng từ bi của các tôn giáo để làm những việc nhân từ bác ái, như là việc bố thí, việc thân yêu mọi người, việc quên mình mà làm điều nghĩa v.v…
2. VIỆC BỐ THÍ
Trong những việc nhân ái thì có việc bố thí là giản dị hơn cả. Bố thí là khi mình thấy ai nghèo đói khổ sở, mình cho cơm ăn, cho áo mặc, hoặc là cho tiền bạc để giúp đỡ người ta.
Việc bố thí của mình làm cân phải tự nhiên, không có cầu kỳ, khoe khoang, mà lại có phần thiệt thòi cho mình, thì mới đích đáng. Thí dụ một người nghèo phải đi làm lụng vất vả, thấy một người nghèo đói hơn mình, đem lòng thương xót mà cho một xu. Một người giàu kia thường tiêu hàng trăm hàng chục, thấy người nghèo, đem cho năm ba đỏng bạc, mà lại làm ra bộ khinh bỉ kiêu ngạo. Như thế thì một đồng xu của người nghèo cho chẳng đáng quý hơn mấy đồng bạc của người giàu hay sao?
Việc bố thì không phải là chỉ cho tiền bạc mà thôi, nhưng khi mình thấy ai yếu đau thì mình săn sóc hỏi han, tìm thầy tìm thuốc cho người ta, hoặc thấy ai nghèo đói, làm không đủ ăn, thì mình hết lòng cứu giúp cho người ta đỡ đói đỡ rét. Như thế lại quý hóa hơn là cho tiền cho bạc.
Ông J. J. Rousseau là một nhà hiền triết nước Pháp nói rằng: “Ta chưa thấy tiền bạc làm yêu người bao giờ. Dầu anh có mở tráp bạc anh ra, mà không mở lòng nhân từ ra, thì lòng người ta cũng không bao giờ mở. Anh cho người ta cái thì giờ, cái sự săn sóc, cái lòng yêu mến của anh, thì mới quý. Vì rằng dẫu anh có đem tiền bạc mà làm những việc gì nữa, người ta vẫn biết rằng tiền bạc của anh không phải là anh. Có khi mình tỏ cho người ta biết mình có bụng săn sóc, có lòng thương yêu người ta, lại quý trọng hơn là cho người ta tiền bạc. Biết bao nhiêu những người sầu khổ, những kẻ yếu đau, khát khao một lời ủy lạo” ngọt ngào, hơn là tiền bạc”.
Sự bố thí là cốt ở cái lòng thành thực của mình muốn làm điều lành. Nhưng ta phải biết rằng khi ta cảm đồng tiền đồng bạc mà cho ai, thường là người ta lấy làm tủi hổ lắm. Bởi thế cho nên có lắm người đành chịu chết còn hơn là đi ăn mày ăn xin. Vậy nên khi
mình có cứu giúp ai, mình phải giữ gìn ý tứ, đừng để cho người ta phải cực khổ về điều đó. Khi mình thấy ai là người lương thiện tử tế mà phải sự nghèo đói thì mình nên tìm công tìm việc cho người ta làm, còn hơn là cho tiền cho bạc.
Ta lại nên biết rằng thường hay có những đứa hèn mạt lười biếng dùng cách giả dối để đánh lừa người ta mà kiếm ăn. Như những đứa giả què giả mù, để đi ăn mày ăn xin, lại có đứa đi thuê trẻ con mà ẫm đi khóc lóc ngoài đường để ăn mày cho dễ. Những đứa ấy thì không những là mình không nên cho gì, mà lại nên tìm cách trừng trị cho bớt đi.
3. SỰ ÁI QUẦN
Nghĩa ái quần khiến mình phải thương yêu mọi người như là mình thương yêu mình. Bởi vậy không những là mình nên làm sự bố thí mà thôi, nhưng lại phải giúp đỡ cho người ta làm trọn những nghĩa vụ ở đời. Mình phải dạy bảo những người ngu đốt, khuyên người làm điều lành, răn người làm điều ác. Mình nên che chở cho những kẻ bị điều oan ức, và bênh vực những người hèn yếu. Mình phải ăn ở thế nào cho đứa con mồ côi có thể coi mình như cha, người đàn bà góa coi mình như ân nhân. Mình làm mắt cho kẻ mù, làm chân cho kẻ què. Bao giờ mình cũng sẵn lòng nhân từ mà giúp đỡ
mọi người trong lúc nguy hiểm khó khăn. Đừng có thù hằn ghen ghét, việc gì cũng muốn cho mọi người được điều hay, điều lành. Ta nên ghi nhớ lấy lời thánh hiền đời trước đã dạy: “Nhân bất thiện ngã, ngã diệc thiện chi”: người ta không làm điều lành cho mình, mình cũng cứ làm điều lành cho người ta.
Trong xã hội mà ai cũng ăn ở như thế, thì cái lòng bác ái của người ta ắt là càng ngày càng rộng thêm ra vậy.
4. TÌNH HỮU ÁI
Mình đem cái lòng nhân ái mà đối đãi với cả nhân loại thì là ái quần, mà đối với một vài người riêng của mình chọn lấy thì là hữu ái?. Vậy hữu ái là cái tình thân yêu của người nọ quyến luyến với người kia. Khi hai người đã thân yêu nhau và quyến luyến nhau thì gọi là bạn hữu.
Người bạn là người thanh ứng khí cầu, người anh em của mình tự chọn lấy, cho nên cái tình thân ái lại càng mật thiết lắm.
Ta thường gọi người bạn là người tri kỷ. Người tri kỷ là người biết mình, biết cái tâm địa, cái tính nết và cái chí khí của mình, mà tâm giao với mình.
Hai người đã kết bạn với nhau, thì phải tin cậy nhau, yêu mến nhau, lúc vinh hoa® cũng như lúc nghèo khổ, không bao giờ bỏ nhau, mà bao giờ cũng phải lấy sự tín, sự nghĩa làm đầu cả.
Cái nghĩa bạn hữu trọng lắm, cho nên những người anh hùng” đời trước như Lưu Bị, Quan Võ và Trương Phi ở đời Tam quốc, vì một lời giao kết ở chỗ Đào Viên mà cả đời ba người cùng sống cùng chết với nhau, khiến cho hậu thế xem đến chuyện ấy, ai cũng
kính phục. Các anh ơi, ở đời nhiều nỗi khó khăn, nhiều điều phiền não, mà ai có cái hạnh phúc gặp được người bạn hiển, đắt đìu nhau làm điều lành, điều phải, khiến cho mình trọn cái bổn phận làm người, thì còn gì quý bằng nữa. Bởi vậy cho nên cổ nhân thường ví cái tình hữu ái như vị thuốc dấu đắp vào chỗ đau, như ngọn gió mát thổi lúc đang nực vậy.
Các anh nên có bạn hữu, nhưng phải chọn người lương thiện tử tế mà giao kết với nhau. Khi đã giao kết với ai thì thế nào cũng phải giữ cho trọn cái đạo bằng hữu,
5. LÒNG THÍ XẢ
Đạo công bằng chỉ bắt mình không được phạm đến tính mệnh người ta, nhưng lòng nhân ái thì có thể khiến mình phải bỏ thân mình mà cứu người.
Ở trong xã hội biết bao nhiêu là những người vì lòng nhân ái mà quên mình trong lúc gian nan. Hãy nói những sự hằng ngày vẫn có, như người mẹ bỏ ăn bỏ ngủ mà nuôi con trong lúc ốm đau; người anh người chị chịu khổ chịu sở mà nuôi em khi mồ côi ; đứa đầy tớ chịu cực chịu khổ mà theo thầy trong lúc hoạn nạn. Những việc ấy đều là việc vì nghĩa mà xả thân cả. Lại còn những kẻ nhảy liều xuống nước để vớt người chết đuối, hoặc xông vào đám lửa mà cứu người bị cháy, thì lại càng đáng trọng là bao nhiêu! Làm việc gì cũng cân có chút lòng thí xả thì mới là đích đáng, như ông thây đi dạy học, không quản công lao khó nhọc, người làm thầy thuốc đi chữa những bệnh truyền nhiễm không sợ lây, người làm lính đi đánh giặc, liều sống chết ở chỗ chiến trường để giữ lấy nước nhà, đều là người vì lòng nhân ái mà hết sức ‘ làm việc bổn phận vậy. Cái lòng thí xả thật là quý trọng, vì rằng nó tỏ ra là giống người ta có cái quan niệm” rất cao thượng về việc nhân ái.
TOÁT YẾU
————————
- Đạo công bằng chưa làm cho ta trọn được nghĩa vụ của ta ở trong xã hội. Lại cần phải có lòng nhân ái nữa. Lòng nhân ái là lòng từ bi để làm những việc lành như là việc bố thí, việc thân yêu mọi người, việc quên mình mà làm nghĩa vụ.
- Bố thí là khi mình thấy ai nghèo đói thì cho cơm, cho áo, hay cho tiền bạc. Sự bố thí cần phải tự nhiên, không có cầu kỳ và khoe khoang. Sự cho tiền bạc không bằng cái lòng tốt, đem cái thì giờ, cái công phu của mình mà giúp đỡ người ta. Sự bố thí cần phải giữ ý tứ, đừng để cho người ta phải tủi hổ. Những người nghèo khổ thật, thì nên cứu giúp; còn những đứa giả què giả mù mà đi ăn mày ăn xin, thì không bao giờ nên cho.
- Nghĩa ái quần khiến mình phải thương yêu mọi người, như là mình thương yêu mình vậy. Mình phải dạy bảo người ngu dốt, khuyên người làm lành, răn người làm ác, che chở người oan ức, bênh vực người hèn yếu, giúp đỡ mọi người trong Lúc nguy hiểm khó khăn.
- Hữu ái là cái tình thân yêu của hai người bạn hữu đã giao kết với nhau. Ta thường gọi người bạn là người trí kỷ. Bởi vậy bao giờ cũng phải lấy sự tín nghĩa mà ở với nhau. Ta nên chọn người lương thiện tử tế mà giao kết, và đã giao kết rồi thì bao giờ cũng phải giữ cho trọn đạo bằng hữu.
- Đạo công bằng bắt mình không được phạm đến tính mệnh người ta, lòng nhân ái có thể khiến mình phải bỏ thân mà cứu người. Lòng thí xả là lòng bỏ thân để cứu người, thì thật là quý trọng vì rằng nó tỏ ra là giống người có cái quan niệm rất cao thượng về việc nhân ái.
ĐẦU BÀI
——————-
- Khi các anh gặp những người ăn mày ở ngoài đường, thế nào thì các anh mới cho, và thế nào thì các anh không cho?
- Sự bố thí cần phải thế nào, thì mới đích đáng?
- Chuyện một người nhảy xuống sông cứu người chết đuối.