1. NHỮNG ĐẦY TỚ
Trừ những nhà nghèo khổ ra không kể, còn những nhà thường thường thì ai cũng có công kia việc nọ, cho nên ai cũng cần phải nuôi người ăn người ở đẻ mà sai khiến. Những người đi làm như thế là những người đói khổ, phải đem thân đi làm tôi tớ để kiếm miếng cơm mà ăn, mang áo mà mặc. Những người ấy tuy không phải là họ hàng thân thích với mình, nhưng đã vào ở nhà mình, sớm tối hầu hạ và giúp đỡ mọi việc, cùng với nhà mình hưởng sự vui mừng sung sướng, hoặc là chịu sự buồn bực khổ sở, thì có khác gì người cùng một họ với mình không? Lắm khi trong nhà mình có người đau yếu, hoặc là mắc phải điều gì khó khăn, những đầy tớ cũng lắm đứa có công phu khó nhọc, chịu mọi đường khổ sở để giúp việc cho chủ.
2. BỔN PHẬN CHỦ NHÀ Ở VỚI ĐẦY TỚ
Những người làm đầy tớ, thường có lắm người thật thà trung nghĩa, nhưng cũng có lắm kẻ không ra gì, ở với chủ mà không làm lợi cho chủ, và lại có tính gian dối lừa đảo. Vậy nên người làm chủ cốt phải biết chọn người mà nuôi, chứ đừng gặp đâu nuôi nấy mà sau thành ra nhiều sự thiệt hại.
Người đầy tớ là chân tay của người chủ mình. Việc nhà việc cửa, khi mua cái nọ, bán cái kia, thường ở tay người đầy tớ cả. Nếu phải đứa gian phi xảo quyệt thì có phải là thiệt hại cho mình không? Không những thế mà thôi, nếu ở trong nhà mà phải người đầy tớ không ra gì thì còn có thể hại đến cả sự giáo dục của con cái nữa. Bởi vì đầy tớ với trẻ con trong nhà thường hay suồng sã với nhau, rồi trẻ nó tập lấy những thói xấu quen thân đi. Xem như thế thì việc nuôi đầy tớ cũng là một việc quan trọng cho nhà mình vậy.
Ta phải biết rằng dẫu có tìm được người ngay lành nữ, mà người làm chủ không biết pháp trị nhà, thì cũng thành ra dở. Phàm làm chủ là điều gì cũng phải biết đến, đừng để người đây tớ nó bưng được mắt mình. Nhưng cũng không nên vì thế mà ác nghiệt quá độ, thành ra làm nản lòng những người có bụng trung thành. Bao giờ ta cũng phải có lòng khoan nhân để bao dung cho những kẻ hèn hạ làm tôi tớ, thì rồi mới bắt được nó làm hết việc bổn phận.
Đại để là làm người chủ nhà thì phải trông nom đến mọi việc, và lại biết tin cậy người đây tớ. Vì rằng có biết trông nom thì những người ăn người ở trong nhà mới không lừa được mình, và có biết tin cậy thì chúng nó mới hởi bụng mà làm mọi việc cho mình.
Nuôi đây tớ thì ta phải biết thương đầy tớ mới được. Có sai bảo điều gì ta phải có chừng mực, đừng có chưa xong việc nọ đã dồn đến việc kia. Người ta dẫu khỏe mạnh đến đâu, sức lực cũng không có thể vô hạn được. Vậy nên làm việc gì ta cũng phải để cho nó nghỉ ngơi một đôi chút. Đứa nào có lầm lỗi điều gì hoặc là lỡ tay đánh đổ đánh vỡ cái gì, thì sự cũng đã rồi, ta bảo qua cho nó biết để nó giữ gìn, chứ đừng có chửi mắng và đập đánh mà tủi thân con người ta.
Miếng ăn miếng uống thì ta phải trông nom cho no đủ, đừng để thiếu thốn mà tội nghiệp; khi mùa đông tháng giá, ta nên cho mên, cho chiếu, không nên để những tôi tớ trong nhà phải rét mướt.
Lỡ khi đầy tớ phải đau ốm hoặc là mắc phải công việc khó khăn, thì phải sẵn lòng giúp đỡ, đừng có theo thói những người bội bạc, mà: “Con lành con ở cùng bà. Váng mình sốt mẩy con ra ngoài đường”. Ta nên nghĩ rằng người làm đây tớ cũng là người như mình, chỉ vì đói khó cho nên mới đi ăn đi ở, thì ta phải cư xử thế nào cho có nhân có nghĩa mới phải đạo làm người.
3. BỔN PHẬN NGƯỜI LÀM ĐẦY TỚ
Người làm chủ phải ăn ở tử tế với người làm đầy tớ, thì người làm đầy tớ cũng phải ăn ở cho hết cái bổn phận của mình. Người làm đây tớ trước hết phải giữ lấy cái bụng thực thà ngay thẳng, đừng có tham lam mà đem lòng gian giảo và ăn bớt ăn xớ. Hễ người chủ càng tin cậy mình bao nhiêu, thì mình lại càng hết lòng ngay thẳng bấy nhiêu. Chủ sai bảo điều gì thì mình phải vâng lời, rồi cố sức làm cho đến nơi đến chốn.
Mình ở nhà ai, thì mình hết sức che chở và giữ gìn cho nhà ấy. Bao giờ cũng lấy lòng tín nghĩa làm đầu. Càng ở lâu, cái tình thân ái và quyến luyến lại càng nặng thêm ra.
Nếu mình ăn ở như thế, thì chắc không bao giờ người chủ lại nỡ phụ cái bụng trung hậu của mình. Mà dẫu có gặp phải người bội bạc” nữa, thì ta cũng cam tâm mà làm cho hết việc bổn phận.
4. BỒN PHẬN CON CÁI Ở VỚI ĐẦY TỚ
————————————————————
Thường có nhiều nhà có cái thói hay chửi mắng và đập đánh đầy tớ làm như là những người đã vào ở nhà mình thì mình có quyền muốn hành hạt) thế nào cũng được. Đấy là một sự bất nhân bạc ác, các anh không nên bắt chước làm gì.
Các anh ơi, các anh nhờ cha mẹ nuôi cho được no ấm sung sướng, các anh nên nghĩ đến con nhà nghèo khổ, phải đem thân đi ăn đi ở để kiếm miếng ăn. Nó cũng là người như mình, chỉ vì nhà nó nghèo hèn, cho nên nó mới phải chịu sự vất vả khổ sở. Các anh nghĩ như thế thì tất là các anh đem lòng thương xót nó. Lúc sai bảo điều gì, ta phải lựa lời mà nói: với người hơn tuổi thì ta gọi bằng bác, với người kém tuổi thì ta dùng lời êm ái dịu dàng, chứ đừng có bắt chước những con nhà mất dạy, cậy nhà mình có tiền có của, hơi một tí thì quát tháo rằm rĩ lên. Một nhà hiền triết đời trước nói rằng: “Ta phải ở với người bề dưới, cũng như ta muốn cho người bề trên ở với ta vậy”. Các anh nên nhớ lấy câu ấy mà cư xử với những tôi tớ trong nhà cho phải đạo.
TOÁT YẾU
———————-
- Nhà mình lắm công nhiều việc thì phải nuôi đầy tớ để mà sai khiến. Những người đầy tớ tuy không phải người họ hàng thân thích với mình, nhưng nó ở nhà mình, sớm tối hầu hạ, và khi có việc gì nó cũng phải lo lắng, chịu sự khó nhọc, thì cũng xem nó như người trong nhà trong họ vậy.
- Người Làm chủ phải biết chọn đầy tớ mà nuôi. Người đầy tớ là chân tay của chủ nhà, nếu phải người không tử tế thì có nhiều sự thiệt hại lắm.
Làm chủ nhà thì phải trông nom mọi việc nhưng cũng không nên ác nghiệt quá. Ta phải biết trông nom và biết tin cậy người đầy tớ thì nó mới hết lòng mà làm việc.
Ta phải biết thương đầy tớ. Sai bảo điều gì phải có chừng mực. Phải cho nó ăn uống no đủ. Lỡ có đứa nào đau ốm hay là có việc gì khó khăn, thì chủ nhà phải giúp đỡ và bênh vực.
- Người làm đầy tớ phải giữ lấy lòng thực thà ngay thẳng đừng ăn bớt ăn xớ. Làm việc gì phải cho đến nơi đến chốn. Làm đầy tớ bao giờ cũng phải lấy lòng tín nghĩa làm đầu.
- Trẻ con trong nhà mà hay chửi mắng và đập đánh đầy tớ là một sự bất nhân không nên bắt chước bao giờ.
ĐẦU BÀI
———————–
- Có nhiều người xem những đầy tớ trong nhà như là người họ hàng với mình. Tại làm sao?
- Các anh nói rõ tại làm sao mà con cái ở trong nhà không đập đánh đầy tớ?