1. Anh Em, Chị Em
Anh em, chị em là cùng một mẹ cha sinh ra, đều là khí huyết cha mẹ mình cả. Vậy nên người đời trước ví anh em như tay chân, là có ý nói anh em không bao giờ rời bỏ nhau được.
Anh em chị em ở với nhau một nhà từ lúc nhỏ đại cho đến lúc khôn lớn, khi buồn bực lúc vui vẻ trò chuyện chơi bời lúc nào là lúc không có nhau? Bởi vậy không có gì thân ái bằng anh em và chị em ở trong nhà. Điểu khôn lẽ phải, dỗ dành khuyên bảo nhau, có chuyện buồn, chuyện vui gì, thì anh em chị em rủ rỉ nhỏ to bảo nhau. Cái tình thân ái ấy thì bao giờ mà phai nhạt đi được?
Vậy nên ta phải thương yêu nhau, ở trong nhà thì nhường nhịn nhau, có ăn ta cùng ăn, có chơi ta cùng chơi, đừng có ganh tị nhau mà sinh ra mất sự hòa mục và lại làm phiền lòng cha mẹ.
2. BỔN PHẬN NGƯỜI LÀM ANH LÀM CHỊ
Ở trong nhà thì trên có cha mẹ, rồi đến anh hay là chị. Anh hay là chị là người sinh ra trước mình, đã khôn lớn hơn mình, thì tất là biết sự phải sự trái hơn mình. Vậy nên người làm em phải tôn kính anh và chị. Khi anh và chị có bảo điều gì mình phải vâng lời, đừng có bắt chước con nhà vô học mà cãi nhau, đánh nhau, thì không phải đạo.
Tục ngữ có câu rằng: “Quyền huynh thế phụ ”, nghĩa là người làm anh, làm chị có quyền được dạy bảo em, bắt em phải kính thuận. Nhưng mà người làm anh làm chị phải ăn ở thế nào để làm gương cho các em bắt chước; đừng có cậy mình lớn tuổi mà bắt nạt em, đừng có tham lam, cái gì cũng giữ lấy phần hơn. Làm anh cốt phải nhường em, làm em cốt phải kính anh; ấy là cái đạo luân lý của ta xưa nay vẫn thế, hễ ai theo được là người tử tế, ai không theo được là người không ra gì.
Người làm anh làm chị ở trong nhà thì phải trông nom và dạy bảo các em để đỡ việc cho cha mẹ. Có khi trời làm tội cha mẹ sớm mất đi, thì anh hay là chị phải thay cha mẹ mà nuôi nấng và dạy bảo các em như cha mẹ còn sống vậy.
Cái cảnh anh hay là chị phải chịu khổ sở mà nuôi các em thì tự xưa đến nay thường có lắm, cảnh rất là cảm động. Ngày trước có một nhà anh em nuôi nhau rất là quý hóa. Nhà có ba anh em, cha mẹ đều mất cả, người anh mới 17 tuổi, hai anh em thì một
đứa lên 5, một đứa lên 9. Khi người mẹ sắp mất, cảm tay người con trưởng mà dặn rằng: “Khi mẹ khuất đi, con phải gìn giữ và nuôi nấng các em như mẹ hãy còn vậy”.
Người con khóc mà vâng lời mẹ dặn, nhận lấy cái trách nhiệm nặng nề để nuôi hai đứa em dại.
Trời ơi! Người mới lớn lên độ mười lăm, mười bảy tuổi thì đã biết gì, mà nhà lại thanh bạch, nghề nghiệp không có, từ thuở nhỏ cho đến lúc lớn chỉ có việc đi học, vậy làm thế nào mà theo được lời ủy thác của mẹ đặn lại? Nhưng cái lòng dũng cảm của người có hiếu, thường không sợ việc khó khăn bao giờ. Khi việc táng tế xong rồi, người anh lên tỉnh, xin vào làm nho ở ti quan Án. Ngày thì viết sổ, làm đơn, để kiếm một quan đôi ba tiền, tối lại đi hàng hai ba giờ đồng hồ về tới nhà trò chuyện với các em, rồi nằm nghỉ một chốc, đến độ đầu canh tư đã phải dậy để đi lên tỉnh.
Người quen biết ai thấy thế cũng thương, cũng sẵn lòng giúp đỡ. Nhờ được cái lòng tử tế của người anh như thế, hai đứa em lớn lên được học hành, nên người có đức hạnh nết na.
Sau mấy anh em nhà ấy đều làm ăn khá cả mà mọi người ai cũng kính mến.
Các anh nghe chuyện ấy thì đủ biết là cái tình thân ái của anh em với nhau nặng là bao nhiêu! Ai là người đã đi học, biết năm ba chữ, có một chút lương tâm, hiểu được điều phải điều trái, thì không khi nào mà anh em lại nỡ ăn ở tệ bạc với nhau được. Mà các
anh thử ngẫm xem, phàm những người đã biết hiếu với cha mẹ, tử tế với anh em, thì không mấy khi là người bạc ác. Bởi vậy cho nên những thánh hiển đời trước dạy người cốt lấy hai chữ hiếu đễ làm đâu. Hiếu là đạo làm con ở với cha mẹ, để là đạo anh em ở với nhau. Hễ ai đã bất hiếu bất đễ là đáng khinh đáng bỉ.
3. ANH EM PHẢI HÒA MỤC
Đã là anh em ruột thịt với nhau, tình nghĩa rất là thâm trọng” thì tưởng không bao giờ anh em ghét bỏ nhau được. Thế mà ở đời vẫn thấy có người vị đồng tiền phân bạc, miếng ruộng gian nhà, anh em cãi nhau đánh nhau, rồi đưa nhau đi thưa kiện, làm tuyệt đường nhân nghĩa.
Thậm chí có người vì một lời nói chua cay, hoặc vì miếng ăn nhỏ mọn mà rồi anh em lạnh lẽo với nhau quá người dưng nước lã. Những người như thế là người hèn mạt đê hạ, ăn ở trái lẽ cương thường, trái đạo trời đất, không phải là người lương thiện.
Các anh thử nghĩ mà xem, của cải nào bằng tình nghĩa anh em được. Của cải trời cho, ta có thể làm ra được, chứ tình nghĩa thân ái của anh em mà mất đi, thì không tìm thấy được nữa. Bởi vậy không bao giờ ta nên vì sự tài lợi mà bỏ tình ruột thịt.
Dầu cha mẹ giàu có để lại cho con tiền nghìn bạc mớ đi nữa, mà trong anh em ai có được phản hơn, hoặc phải phần kém, thì cũng đừng lấy điều đó mà tị nạnh nhau.
Vì rằng có hơn kém ít nhiêu, thì cũng là trong anh em với nhau mà thôi, chứ có thiệt đi đâu mà ngại. Nếu anh biết nhường em, em biết kính anh, thì khi nào đến nỗi anh em vì tiền của mà kiện cáo nhau được.
Các anh ơi, các anh phải biết rằng anh em cùng một cha mẹ sinh ra, cũng tự hồ như cây một gốc mà mọc lên, ta phải biết yêu mến nhau và giữ bổn phận mà ăn ở với nhau cho hòa thuận.
Những nhà mà anh em chị em hòa thuận, thì trên cha mẹ được vui lòng thỏa dạ, trong nhà được sum hợp vui vầy. Vả chăng anh em chị em mà biết yêu mến nhau, có điều gì biết giúp đỡ nhau, bênh vực lẫn nhau, thì nhà ấy chắc là thịnh vượng, người ngoài
không khinh bỉ và hà hiếp được. Như thế có phải hòa thuận là sự rất quý cho gia tộc hay không Tục ngữ có câu rằng: “Huynh đệ bất hòa là nhà hết phúc”, ta nên lấy câu ấy làm răn, và lấy sự hiếu mục làm đầu sự ăn ở của mình trong nhà.
4. CHUYỆN BA ANH EM HỌ ĐIỀN
Đời trước có chuyện ba anh em họ Điền, cha mẹ mất sớm, ba anh em ở với nhau. Anh cả và anh hai lấy vợ rồi vẫn cứ ở chung một nhà mà không có tiếng tăm gì. Đến khi người em thứ ba lấy phải người vợ không hiền, thấy sự ăn tiêu chung chạ như thế, sợ hai anh chiếm giữ mất quyền lợi của mình, mới xui chồng xin ra ở riêng. Người chồng thấy vợ nói ra nói vào, cũng chiều lòng nói với hai anh xin chia của ra.
Hai anh trước còn không thuận, sau thấy vợ chồng người em thứ ba cứ kêu nài mãi, bèn có gì chia cả ra làm ba. Ở trước sân có một cây cổ thụ, xưa nay vẫn tươi tốt. Ba anh em định ngày mai thì chặt xuống để chia ra mỗi người một phản cho đều.
Sáng hôm sau, người anh cả gọi hai em đến để đi chặt cây, thì thấy cây đã chết khô đi rồi. Người anh cả mới ôm gốc cây mà khóc. Hai anh em đều nói rằng: Cây kia đáng giá bao nhiêu mà anh thương tiếc như thế? Người anh nói: Nào có vị gì cây ấy mà ta khóc
đâu. Ta nghĩ ba anh em ta cùng một cha mẹ sinh ra, khác gì cây kia một gốc sinh ra bấy nhiêu cành và lá rườm rà tốt tươi biết dường nào! Chỉ hôm qua ta định chặt nó xuống để chia cho nhau, có lẽ nó không nỡ sống mà chịu sự phân li ra, cho nên mới một đêm mà đã chết khô. Nếu anh em ta phân li ra thì rồi cũng giống như cây ấy mà thôi. Bởi thế cho nên ta động lòng thương mà khóc.
Người em thứ ba nghe anh nói thế, trong lòng cảm động, nghĩ mình không bằng giống thảo mộc, mới ôm anh mà khóc rồi tình nguyện xin cứ ăn ở như cũ. Từ đó về sau, họ Điền cứ đời đời ở với nhau rất là hòa thuận, tiếng khen khắp cả thiên hạ.
TOÁT YẾU
———————
- Anh em chị em là cùng một cha mẹ sinh, ta nên xem nhau như tay chân, ta phải thương yêu nhau. Ở trong nhà thì nhường nhịn nhau, đừng có ganh tị mà sanh ra sự
bất hòa, và lại làm phiền lòng cha mẹ.
- Anh và chị là người sanh trước mình và đã khôn lớn hơn mình, vậy nên mình phải tôn kính. Khi anh hay chị sai bảo điều gì, mình phải vâng lời, đừng có cãi lại.
Nhưng người làm anh, làm chị phải ăn ở cho đứng đắn để các em bắt chước.
Người làm anh làm chị phải trông nom và dạy bảo các em để đỡ việc cho cha mẹ.
Khi cha mẹ mất sớm, thì anh hay là chị phải nuôi các em như cha mẹ còn sống vậy.
Tình nghĩa anh em rất là nặng nề. Không bao giờ ta nên tệ bạc với nhau.
- Anh em với nhau, không nên vì tiền của mà thưa kiện nhau; không nên vì sự ăn uống mà ghét bỏ nhau.
Ai làm những điều nhỏ mọn mà lìa bồ anh em là người bất Lương.
Những nhà mà anh em chị em hòa thuận thì cha mẹ vui lòng, và trong nhà được sum họp vui vầy. Anh em hòa thuận, thì người ngoài không khinh bỉ và không hà hiếp được.
Anh em họ Điền đười xửa cũng vì biết ăn ở hòa thuận với nhau, mà để tiếng thơm về đời sau
ĐẦU BÀI
—————
- Anh Dung lên 4 tuổi ăn quả lê, biết nhường cho anh. Người đời sau ai cũng khen điều ấy?
- Anh và chị ở với em, cần phải thế nào?