Lạc đà – “con thuyền sa mạc” là một trong những con vật thân thiết nhất của những người phải di chuyển trên sa mạc từ thời “Nghìn lẻ 1 đêm“. Nếu không có những bước đi dẻo dai, khả năng chuyên chở được nhiều đồ đạc và khả năng di chuyển trong khoảng cách lớn mà không cần phải uống nước, chắc hắn việc chỉnh phục sa mạc để tạo ra những con đường giao thương sẽ trở nên cực kỳ khó khăn. Vậy lạc đà tích trữ nước ở đâu để không cần phải uống nước trong cả một quãng đường dài? Nhiều người nghĩ rằng bướu lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Bướu Lạc đà không chứa nước mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc.
Không chứa nước, nhưng bướu lạc đà thực sự là một nơi dự trữ năng lượng. Một cách chính xác, cái khối trắng đó gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C. Vì vậy ngay dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu lạc đà xẹp đi.
Bướu lạc đà thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1kg đến 90kg cho một con vật từ 300kg đến 800kg. Đó là một đặc sản mà dân dụ mục chia nhau khi lạc đà chết, dùng để nấu các món xúp, thậm chí còn dùng để xông chữa bệnh cảm cúm. Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật lại mau chóng lành lặn.
Lạc đà chống chọi lại được với cái khát đến mươi ngày trong sa mạc cháy bỏng, không phải là nhờ cái bướu lạc đà, mà theo một cơ chế sinh lý và một hình thái giải phẫu rất đặc biệt. Trên thực tế, sự chuyển hóa của bướu lạc đà chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ. Những hồng huyết cầu hình ovan tăng sức trương, thể tích có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống 100 lít nước trong vài phút (nếu một người mà uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng của mình thì sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu). Màu da sáng của nó ít hấp thụ nhiệt và những lỗ mũi có thể khép lại hoàn toàn để khỏi bị mất nước. Môi của nó rất cơ động, có thể nhặt một chiếc lá nhỏ trong bụi gai. Nó tiểu tiện ít, ra ít mồ hôi, tỏa ra không khí rất khô. Cuối cùng con vật khi đi thì cúi đầu xuống, có thể đánh hơi biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7 mét.