1. BIẾT ƠN THẦY CÔ
Ông thầy là người có học thức, có đức hạnh, thay cha mẹ mình để dạy bảo mình biết điều hay điều dở, biết sự nọ vật kia. Vậy bổn phận mình là phải biết ơn, phải tôn kính, phải yêu mến và vâng lời thầy.
Luân lý của ta xưa nay vẫn lấy sự thờ thầy làm trọng cho nên sách có chữ rằng; quân, sư, phụ, nghĩa là vua, thầy cô và cha là phải tôn trọng hơn cả mọi người. Bởi vậy ngày trước học trò đã học ông thầy nào, thì chung thân phải chịu việc đồng môn”, để lo lắng việc hiếu việc hỷ nhà thầy, hoặc là khi thầy cô có tai nạn gì để giúp đỡ thầy, như con cái giúp đỡ cha mẹ vậy. Hễ có ai học hành mà đỗ đạt lên được, thì phải đến bái môn!) là đến lạy thầy học để tỏ lòng biết ơn ông thầy. Vì rằng mình có khôn ngoan và tài giỏi cũng là nhờ ơn thầy dạy bảo vậy.
2. TÔN KÍNH THẦY CÔ
Bất kỳ ở đời nào và nước nào cũng vậy, ai đi học thì cũng phải tôn kính ông thầy. Xem ở sách Tây có chuyện rằng: ngày xưa vua nước La Mã sai sứ đi tìm trong nước ai là người có danh vọng hơn cả thì đón về để dạy thái tử. Một hôm vua vào chỗ thái tử học,
thấy thái tử ngồi chễm chệ trên ngai, mà thầy thì phải đứng. Vua thấy thế, trừng mắt lên mà mắng thái tử rằng: “Ở đây ai là người thật có công đức và thật là tôn quý hơn cả? Có phải con là chỉ được nhờ cha mẹ sinh ra, mà tự mình không có làm được cái gì là không nhờ người ta? Hay là ông thầy con đây là người có học thức, có tài cán, hử con? Phải nhường chỗ cho thây ngôi; chỗ tôn kính phải để cho ông thầy, mà trước mặt ông thầy thì ta phải đứng! Ta phải giữ lễ phép mà nghe lời thầy cô dạy. Đứng dậy con!”
Các anh xem chuyện ấy thì hiểu rằng bổn phận người học trò là bao giờ cũng phải tôn kính ông thầy.
3. YÊU MẾN THẦY CÔ
Người nào đã nhận lấy cái trách nhiệm làm ông thầy để dạy bảo học trò thì tất là cũng phải hết lòng hết sức mà rèn tập cho học trò chóng hay chóng giỏi. Cũng giống như người trồng cái cây có công vun bón, chỉ mong cho cây chóng có hoa, thì trong bụng mới thỏa được.
Ông thầy nào ngởi trông một lũ trẻ sạch sẽ tươi tốt, mắt sáng những tinh thần, chăm chăm làm bài làm vở, mà lại không nghĩ thầm trong bụng rằng: “Đấy là lũ con trẻ của mình, lũ con trẻ cứ lần lượt năm nọ qua năm kia, đến ngồi đây mà luyện tập trí não để
mai sau thành người khôn ngoan. Lũ con trẻ ấy là cái hy vọng” tương lai của nước mình đấy!” Ông thầy nào nghĩ như thế mà trong lòng lại không cảm động và lại không yêu mến học trò hết lòng hết sức hay sao?
Thầy cô yêu mến học trò như thế, thì học trò phải ăn ớ thế nào cho không phụ cái lòng tử tế ấy. Thường thường ông thầy phải to tiếng nặng lời, phải dùng đến sự mắng sự phạt, là tại thầy yêu mến học trò, muốn cho học trò tập lấy được điều hay điều lành, không làm những điều xấu xa bậy bạ, chứ có phái là vì lòng ghét bỏ gì đâu. Nếu ông thầy không thiết gì đến học trò, thì quý hỗ xong việc thì thôi, chứ việc gì mà phải hết hơi mỏi miệng?
Các anh ơi, các anh phải biết rằng cha mẹ mình có công dưỡng dục, ông thầy có công mở mang trí tuệ cho mình; nghĩa thầy trò cũng nặng gần bằng tình cha con. Cha mẹ yêu con thế nào, thì ông thầy yêu học trò cũng như thế. Mà ông thầy yêu học trò thì có cần báo đáp gì không? – Chỉ cần có một điều là thầy dạy gì, học trò để tâm nghe cho hiếu, rồi cố sức mà luyện tập, cho chóng thành công hiệu, và một chút tình thân ái, gọi là không phải con người bội bạc. Bụng ông thầy chỉ ao ước có thế mà thôi. Ta phải ăn ở thế nào cho có thủy chung, cho phải là người biết trọng điều hiếu nghĩa.
4. VÂNG LỜI THẦY
Đã yêu mến ông thảy thì ta phải nghe lời thầy dạy bảo. Vì rằng ông thầy là người có học thức và khôn ngoan hơn mình. Vả ông thầy thường là người đã lịch thiệp việc đời, biết mọi điều phải trái, mới đem những điều hay điều dở mà chỉ bảo cho mình biết để mình khỏi phải sai lầm. Vậy ở nhà mình vâng lời cha mẹ thế nào thì đến nhà học mình phải vâng lời ông thầy cũng thế.
Các anh đã học về đạo làm con cần phải vâng lời và đã biết rằng sự vâng lời quan trọng là thế nào, nay không cần phải nhắc lại rằng lúc nhỏ ở nhà và ở học đường mà không biết vâng lời cha mẹ và thầy dạy bảo, thì chắc là mai sau lớn lên, thế nào cũng là người hư, không làm nên trò trống gì cả.
Nói rút lại, mình được nhờ ơn cha mẹ cho mình đi học để nên người có tai mắt ở đời. Mình đi học nhờ ơn thầy dạy bảo cho mình biết được điều khôn điều đại, lẽ phải lẽ trái. Vậy bốn phận mình là phải yêu kính ông thầy cũng như yêu kính cha mẹ.
Cái lòng yêu kính lúc nào cũng vậy: lúc đang đi học cũng như lúc thôi học rồi, bao giờ ta cũng phải tỏ lòng biết ơn. Thỉnh thoảng đi lại hỏi thăm, có hoạn nạn” phải trông nom, có bệnh tật phải thăm viếng. Đừng bắt chước những đô vô hạnh, mới thôi học hôm
trước, hôm sau đi đường gặp thây vác mặt lên, không thèm chào. Thậm chí có đứa đi học, nhờ trời đỗ đạt lên, làm nên được chút danh phận gì, rồi gặp ông thầy cũ, làm lơ đi như không biết, xem ra bộ phải chào ông thầy lấy làm xấu hổ! Những đứa ấy là đỏ hèn mạt đáng khinh bỉ, ta không nên bè bạn với chúng nó mà lây phải cái thói xấu.
TOÁT YẾU
————————–
- Ông thầy là người thay cha mẹ mình để dạy bảo mình.
Luân lý ta lấy quân, sư, phụ làm trọng hơn cả. Học trò phải giúp đỡ thầy và bao giờ cũng phải tỏ Lòng biết ơn thầy. _
- Người học trò phải tôn kính ông thầy. Dẫu làm chức phận gì cũng mặc, đối với ông thầy là phải giữ lễ phép mà nghe lời thầy dạy.
- Ông thầy yêu học trò cho nên mới mắng mới phạt, để đừng làm những điều bậy bạ.
Ông thầy mở mang trí tuệ cho học trò. Vậy đạo làm học trò là phải chăm chỉ học hành và yêu mến thầy.
- Ông thầy là người học thức và khôn ngoan hơn mình, vậy mình phải vâng lời thầy cũng như mình vâng lời cha mẹ ở nhà.
Bao giờ ta cũng phải yêu kính và biết ơn ông thầy, lúc còn học cũng như lúc thôi học.
ĐẦU BÀI
——————–
- Các anh kể chuyện một người học trò không có hạnh, bị thầy mắng.
- Tại làm sao mà ta phải tôn kính ông thầy?
- Các anh nói chuyện một người học trò thường phải thầy mắng mà vẫn hiểu rằng sự thầy mắng là có lợi cho mình.