BỔN PHẬN ĐỐI VỚI NHỮNG CỦA NGOẠI VẬT

ngoại vật

1. CỦA NGOẠI VẬT

Người  ta ai cũng cần có cơm ăn áo mặc; ai cũng cần có nhà cửa để ở, có ruộng đất để cày cấy, trồng trọt và có tiền bạc để mua vật nọ, bán vật kia. Ấy là nói những vật rất thiết yếu cho sự sống của mình. Còn những vật khác có cái cần nhiều, có cái cần ít, thì biết bao nhiêu mà kể. Cơm gạo để ăn cho sống, sách vở để học cho giỏi, những đồ trang sức để đeo cho đẹp, đều là những vật mình dùng để bảo tồn thân mình. Những vật ấy gọi là của ngoại vật.

Ta phải biết phân biệt cái thực giá của những vật ấy, để quý những vật đáng quý mà thôi.

 

2. CÁI THỰC GIÁ CỦA NHỮNG NGOẠI VẬT

Hẽ vật gì mà dùng đến nhiều thì quý nhiều, dùng đến ít thì quý ít. Thí dụ như những đồ ăn uống, những quần áo v.v… đều là quý lắm, bởi vì không có thì không được. Còn như những đồ để trang sức, như là hoa, hột, nhẫn, vòng v.v… thì chỉ để khoe khoang ở bề ngoài, chứ không có thì cũng không sao. Những đỏ ấy không cân lắm: có thì đeo cũng được, mà không có cũng thôi.

Vả, vàng và bạc không ăn không uống được, cho nên tự nó không phải là vật cần dùng; nó có ích là vì người ta dùng nó mà đổi lấy vật khác và có nó mới mua bán được những vật thật có ích vậy.

Ta phải biết dùng những của ngoại vật, đừng có xa xỉ, vì rằng không nên phung phá những của có ích cho mình. Mà cũng đừng biển lận, vì rằng tích của lại không làm được việc gì thì cũng là một sự rất xấu.

 

3. SỰ LÀM LỤNG

Sự làm lụng là cái công lệ ở trong trời đất. Các anh thử nhìn xung quanh các anh mà xem, chỗ nào cũng thấy có vận động thấy có cố gắng: giống cây cối thì sinh hoa sinh quả, giống thú thì đi săn đi đuối để kiếm ăn, giống chim thì làm tổ nuôi con, giống sâu bọ thì quây tơ làm kén để nuôi con ngài, con dộng, chứ không có giống gì nằm yên lặng mà sống được bao giờ. Vậy sự làm lụng là sự cần cho muôn loại.

Người ta cũng vậy, ai có làm lụng thì mới có cơm mà ăn, áo mà mặc, và có nhà cửa mà ở. Ai lười biếng không chịu làm lụng thì phải nghèo khổ đói khát, mà không thì lại đi ăn nhờ ăn chực của người ta, thật là đê tiện.

Vậy nên cái bổn phận của mình là phải làm lụng.

Sự làm lụng có ích cho người ta vì nhiều lẽ lắm: Trước hết là có làm lụng thì mới có cơm gạo mà ăn, có nhà cửa mà ở, và có tiền bạc mà tiêu dùng. Sau là có làm lụng, có học tập, thì trí tuệ và ý chí của mình mới biết suy nghĩ, quyết định. Bởi sự làm lụng cho nên người ta mới sáng tạo ra được các cơ khí tỉnh xảo, bày đặt ra những máy móc lạ lùng, khiến sự tiến hóa của nhân loại càng ngày càng mở mang, sự giao thông càng ngày càng tiện lợi.

Sự làm lụng lại có ích cho mình về đường đạo đức nữa. Vì rằng có làm lụng thì ta mới được tự quyền tự chủ, mới có tiền có của, để làm phúc làm đức, cứu kẻ hoạn nạn, giúp người nghèo khổ. Sự làm lụng lại giữ cho ta khỏi sinh ra làm việc bậy. Vì rằng: “Nhàn cư vi bất thiện, người ngồi nhàn làm điều không lành, chứ ai đã có công việc làm cả ngày thì còn có thì giờ đâu nữa mà nghĩ đến chuyện bất lương. Xem như thế, sự làm lụng thật là ích lợi cho mình đủ mọi đường vậy.

Sự làm lụng lại là một cái bổn phận của mình đối với mọi người. Có sự làm lụng thì mình mới báo đẻn được cái công đức của xã hội. Sự văn minh tiến hóa của mình đời nay, là nhờ có những ông cha mình đời trước đã phải làm lụng khó nhọc, mới mở mang ra ruộng đất, sáng tạo nên công nghệ và lập thành học thuật, phong tục, chế độ, luân lý, để truyền lại cho mình. Bởi vậy bổn phận mình là phải biết ơn và nhớ công đức của ông cha mình, rồi cứ hết sức mà làm  lụng, khiến cho mọi sự được hay hơn tốt hơn, gọi là có chút đền bôi sự cần lao của tiên nhân đời trước.

Vậy sự làm lụng là cái bổn phận chung của mọi người: ai ở đời cũng phải cố gắng mà làm lụng. Vả sự làm lụng bao giờ cũng là tôn trọng, bất kỳ việc lao tâm hay là việc lao lực: một người thợ mộc mà biết làm đô thật khéo và thật đẹp thì cũng đáng kính trọng, và cũng có công đức xứng đáng như một người làm thầy giáo hết lòng dạy học trò vậy. Hễ khi nào ta làm được việc gì mà trong bụng thuể thỏa, nghĩ thâm rằng: “Ta làm hết bổn phận, và cũng có ích lợi được ít nhiều cho mọi người”. Ấy thế là đủ cái nghĩa vụ của mình vậy.

 

4. SỰ TIẾT KIỆM

Ta phải siêng năng làm lụng để lấy tiền của mà nuôi thân và làm cho trọn cái bốn phân của mình ở đời. Bất cứ làm nghề nghiệp gì, hễ mình chăm chỉ làm lụng, thì thế nào cũng không uổng công bao giờ.

Nhưng ta phải biết rằng người ta không bao giờ khỏe được mãi, ai cũng có lúc đau ốm, có lúc già yếu. Hễ không có tiền của thì thành ra đi ăn báo cô người khác, mà lỡ không có ai giúp đỡ thì thật là khổ sở, như thế thì dầu danh giá gì cũng thành ra đê tiện. Thánh nhân đã dạy: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu”, người mà không phòng xa, thì ắt có điều lo đến ngay sau lưng. Vậy nên lúc trẻ trung làm được đồng tiền, ta phải tiết kiệm, nghĩa là phải giữ sự ăn tiêu cho có chừng mực, phải để dành để dụm, phòng khi có sa cơ thất thế thế nào nữa, cũng không đến nỗi vất vả.

Người ta ở đời không biết thế nào là chắc được, nay thế này, ai biết mai ra làm sao. Hễ mình muốn giữ được cái phẩm giá của mình cho trọn vẹn, thì phải biết= phòng xa. Ông Franklin là một người danh nhân nước Mỹ nói rằng: “Anh hãy cứ tiết kiệm, rồi sự độc lập nó sẽ làm áo giáp bênh vực cho anh, nó làm khiên che chở cho anh, nó là cái nón, cái mũ của anh: có sự độc lập thì anh đi ở ngoài đường chững chàng, không phải cúi luôn trước mặt đứa tiểu nhân có của, không thèm thò tay lấy cái gì của ai cho”.

Tục ngữ ta có câu rằng: “Làm khi lành, để dành khi đau”. Ta nên biết tiết kiệm, để phòng khi trong nhà có việc gì, khỏi phải lo lắng hoặc làm sự ta có thể cứu giúp được kẻ nghèo người khổ.

 

5. TÍNH BIỂN LẬN

Những người tiết kiệm là người biết lấy trí khôn mà tính toán những việc mình làm, như việc gì đáng tiêu thì mất bao nhiêu cũng tiêu, mà việc gì không đáng tiêu thì một đồng cũng không mất. Những người biển lận là người mê đặc vì tiền, cả đời chỉ ky cóp mà để dành, chỉ cốt có tiền là sướng, còn thì ăn dơ mặc bẩn, bóp mồm bóp miệng, chịu khổ chịu sở, cả đời chỉ vơ vét mà thôi, chứ không dám tiêu dùng chút gì gọi là có. Bởi thế cho nên bao giờ người ta cũng khinh bỉ những người biển lận, mà ở xứ nào cũng có chuyện đặt ra để chế báng những người có tính ấy, tựa hồ một giống đê tiện, nó làm xấu hổ loài người vậy.

Người biến lận không còn có biết nhân tình đạo nghĩa là gì nữa, quý hô vơ vét thế nào được nhiều tiền bạc là mãn nguyện. Nó bỏ vợ bỏ con chịu đói chịu rét, chịu đau chịu khổ, chứ không chịu mất tiền mà tiêu đến việc gì. Thậm chí có người chết đã gần tắt hơi, mà mắt còn nhìn chòng chọc vào cái tủ đựng tiền, mỏm còn lắm bẩm hỏi đến đồng tiền. Ấy cũng vì cái lòng tham lam quá độ, cho nên mới hóa ra cái tính đê hạ như vậy.

Phàm tiền bạc mà có giá trị là bởi mình dùng được, chứ để tiền mà nhìn thì được ích gì? Vả, tiền bạc là vật để cho mình dùng, chứ có phải để cho mình làm nô lệ nó đâu. Người biển lận chẳng qua là người đại, không biết suy nghĩ cho phải lẽ, rồi cứ để cái lòng hám của nó làm u mê mất trí tuệ, đến nỗi thành ra có cái tính ấy, thật là hèn mạt đáng khinh bỉ.

 

6. TÍNH HÀO PHÓNG

Người hào phóng là người có bụng dạ rộng rãi, không có bủn xỉn keo cúi, biết trọng nghĩa khinh tài, biết bỏ của cải ra mà làm việc đáng làm: như là đem tiên của cho kẻ nghèo khó, hoặc giúp đỡ anh em chúng bạn, hoặc xuất tiền bạc ra làm việc công ích cho mọi người. Người hào phóng là người quân tử có nghĩa khí, biết dùng đồng tiền để làm mọi việc, mà bao giờ cũng thật bụng làm điều lành điều phải, chứ không có phô trương giả dối như những đứa tiểu nhân. Thường những người đã có tính hào phóng, lại hay cần kiệm, nghĩa là siêng năng và tiết kiệm, biết tìm cách sinh lợi để lấy tiền mà làm việc rộng rãi. Bởi vậy cho nên người hào phóng ở đâu cũng có danh vọng, mà đi đâu người ta cũng kính phục.

 

7. TÍNH XA XỈ

Các anh phải biết phân biệt cho rõ tính hào phóng với tính xa xỉ. Hào phóng là tính tốt của người quân tử, xa xỉ là tính xấu của kẻ tiểu nhân. Người có tính xa xỉ là người có một muốn tiêu mười, tiêu tiền lấy được, tiêu chỉ phỉ chí một lúc, chứ không nghĩ gì sự lợi hại cả.

Người xa xỉ lại có tính hay khoe khoang thể diện, và thường lại tự đắc là hào phóng. Nhất là những người thiếu niên mới lớn lên, là hay xa xỉ lắm. Có người tiền làm ra được ít, mà cách tiêu dùng ăn mặc, thì thật là xa hoa; chỉ cốt lấy bể ngoài cho choáng để sĩ diện với thiên hạ. Những người hay phô trương như thế, là người trí lực hẹp hòi, chí khí đê hạ, tưởng như thế là lịch sự, sang trọng, chứ không hiểu rằng cách lịch sự và sang trọng cốt ở sự giản dị và sự tự nhiên là đủ.

Người xa xỉ thì dẫu giàu đến đâu rồi cũng hết. Tục ngữ rằng: “Không biết lo của kho cũng hết”. Hễ mà ăn tiêu xa xỉ lắm, thì rồi quen thân mất nết đi, đến lúc  hết tiền, tất phải đi vay mượn, thành ra công nợ.

Đã mắc nợ vào thì cái khổ cái nhục đến ngay sau lưng, cả đời chỉ làm đây tớ mấy đứa có tiên cho vay lãi nặng, bởi vì làm ra được đồng nào, chỉ trả tiền lãi nợ mà thôi. Công nợ làm cho mình mất danh điện, mất tự do, cứ phải trốn tránh như người có tội. Có khi đi ngoài đường trông thấy người ta không dám ngẩng mặt lên nhìn. Vậy ta phải biết mà giữ gìn, và đến khi lớn lên, ta đừng có xa xỉ mà khổ thân về sau.

 

8. SỰ LIÊM SỈ

Đức Khổng tử nói rằng: “Giàu và sang thì ai cũng muốn, nhưng giàu sang mà không phải đạo thì không thiết. Nghèo và hèn thì ai cũng ghét, nhưng không có cách gì phải đạo để làm khỏi nghèo hèn, thì cũng yên phận mà chịu vậy”.

Tiền của làm cho mình được sung sướng thì quý thật, nhưng mà cái gì nên lấy thì một đồng cũng trọng; của phi nghĩa thì dù trăm ngàn cũng như không. Vả của mình thì mình có muốn cho ai lấy không, mà mình lại muốn lấy của người ta? Vậy nên người quân

tử không tham lam của ai bao giờ, và khi nào làm điều gì trái đạo thường là lấy điều ấy làm xấu hổ, nghĩa là bao giờ cũng có sự liêm sỉ.

Người đã có sự liêm sỉ thì không bao giờ là người gian ác đê tiện. Vậy ta phải lấy sự liêm sỉ làm gốc cho sự ăn ở của mình.

 

TOÁT YẾU

  1. Những vật như là cơm ăn, áo mặc, ruộng đất, tiền bạc, v.v… đều là của ngoại vật.
  2. Vật gì dùng đến nhiều thì quý nhiều, dùng đến ít thì quý ít, những đồ ăn uống được, những áo quần mặc được, mới thật là quý; những vàng bạc những đồ trang sức không thật là quý.
  3. Sự làm Lụng là cái công lệ ở trong trời đất. Giống cây cối, giống muông, giống chim, giống sâu bọ đều phải làm lụng cả. Sự làm lụng có ích cho người ta vì nhiều lẽ: Trước là có làm lụng thì mới có cơm gạo mà ăn, tiền của mà tiêu. Sau là có làm Lụng thì nhân trí mới mở mang lần lần ra, và mới bày đặt ra các thứ máy móc tiện lợi cho sự sinh hoạt của loài người. Sự làm lụng lại có ích cho sự đạo đức, vì có làm tụng mới được tự quyền, tự chủ và mới khỏi làm những điều bậy. Sự làm lụng lại là một cách mình trả nợ cho xã hội.
  1. Làm Lụng để lấy của mà nuôi thân. Khi làm ra tiền của thì phải để dành để dụm, phòng khi đau ốm, hoặc khi già yếu. Tục ngữ nói rằng: “Làm khi lành, để dành khi đau”. Có tiết kiệm thì khi có việc gì mới khỏi phải lo Lắng, và có khi lại giúp đỡ được cho kẻ nghèo người khổ nữa.
  1. Người biển lận là người chỉ mê về đồng tiền, cả đời chỉ ky cóp mà để dành, chứ không dám ăn dám mặc, không dám tiêu dùng gì cả. Người biển lận chỉ mê mẩn về tiền. Người như thế là cả đời làm nô lệ đồng tiền. Thật là đáng khinh bỉ.
  1. Người hào phóng là người có bụng dạ rộng rãi, biết trọng nghĩa khinh tài, biết dùng đồng tiền mà làm việc ích Lợi cho mọi người.
  2. Người xa xỉ là người có một muốn tiêu mười, tiêu không nghĩ gì đến sự lợi hại cả. Ai có tính xa xỉ thì lại hay có tính khoe khoang, cái gì cũng muốn sĩ diện ở bể ngoài mà thôi. Những người xa xi thường hay mắc ng. Mà đã mắc nợ thì mất cả sự tự do và danh diện.
  1. Tiền của thì ai cũng muốn, nhưng mà của phi nghĩa thì bao nhiêu cũng không thiết. Những người biết lấy những điều trái đạo làm xấu hổ, là người có Liêm sỉ.

ĐẦU BÀI

  1. Tả cái cảnh muôn vật làm lụng ở trong tạo hóa.

     2. Kể sự lo lắng của một người không biết tiết kiệm.

  1. Các anh giải rõ nghĩa sự cần phải làm lụng và những ích lợi về đường trí tuệ và đạo đức là thế nào?
  2. Chuyện một người biển lận phải chịu mọi sự khổ sở
  3. Chuyện một người con nhà giàu có, vì xa xỉ mà thành ra nghèo khổ.

Viết một bình luận