BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CẢM TÌNH

có cảm tình

1. CẢM TÌNH

Người  ta thường hay yêu người nọ ghét người  kia. Yêu ai là bạn hữu, ghét ai là thù nghịch. Cái lòng yêu lòng ghét như thế, tức là cảm tình? Của mình.

Những cảm tình quan hệ cho người ta lắm, bởi vì những công việc của mình làm, thường hay bởi những cảm tình mà ra cả. Như mình yêu mến người nào thì mình muốn thân cận với người ấy. Mà mình đã không ưa ai thì mình tránh xa không muốn nhìn mặt. Hoặc là mình thích điều gì thì mình sẵn lòng muốn làm, mà khi mình đã không thích điều gì, thì mình lấy làm chán nản, khó khăn, không muốn làm. Xem như thế thì sự yêu ghét của mình quan hệ là dường nào!

Vậy nên ta phải xét kỹ những cảm tình của mình để mà khai hóa” những cảm tình tốt và trừ bỏ những cảm tình xấu đi.

 

2. TÍNH TƯ KỶ

Những cảm tình xấu phải bỏ đi là tính tư kỷ, tính hay giận dỗi, tính nhát sợ và tính ham mê cờ bạc.

Tính tư kỷ là tính những người chỉ biết mình, chứ không biết đến người khác, mà việc gì mình cũng muốn lấy cái lợi cho mình mà thôi, còn ai thế nào mặc ai. Bởi cái tính tư kỷ cho nên mới thành ra có tính ghen ghét độc ác, không biết thương yêu ai cả. Vì rằng khi mình chỉ tính lấy cái lợi mình, thì không những là mình không thiết gì đến ai, mà lại còn có khi làm hại người ta nữa. Như thế thì người tư kỷ là một người xấu, cho nên ai cũng ghét.

Các anh phải biết rằng người ta ở đời, ai cũng phải có lòng nhân từ hiếu thảo, ai cũng có những việc bổn phận phải làm, nghĩa là thường mình phải chịu thiệt hại mà làm việc ích lợi cho người. Vậy nên ta phải bỏ bớt cái lòng tư kỷ thì mới làm được trọn những việc bổn phận của mình.

 

3. TÍNH HAY GIẬN DỖI

Tính hay giận dỗi là hơi thấy có điều gì không vừa ý, cũng tưởng là người ta khinh bỉ chế báng mình, rồi đem lòng hòn giận. Thí dụ như tên Hủ đang ngồi nói chuyện, lỡ nói điều gì không phải, có ai cãi lại một đôi điều, là nó lảng ra không nói nữa, rồi trong bụng ngậm ngùi tức giận, tưởng như người ta chửi mắng mình không bằng.

Tính hay giận dỗi như thế là tính xấu, vì rằng ai có tính ấy thì không mấy khi được vui vẻ, mà cũng không chơi được với ai, thành ra cả đời cứ đeo cái buồn cái bực vào mình. Cũng vì thế mà hay sinh ra tính ghen ghét, độc ác cũng có.

Người ta ở đời, không ai chắc là không có điều gì sai lâm. Lỡ như khi có việc gì không vừa ý, thì ta cũng nên xét hỏi ra cho rõ ràng, rồi “chín bỏ làm mười”, thì sự giao thiệp chơi bời với nhau mới hòa hảo và vui vẻ vậy.

 

4. TÍNH NHÁT SỢ

Tính nhát sợ là tính xấu, nó làm cho người ta mất cả can đảm, hơi một tí 8ì cũng rụt rè sợ hãi. Xem như anh Giáp hơi một tí gì thì mặt tái mét đi, chân tay run cầm cập. Khi đã sợ hãi như thế, thì trí khôn cũng rối loạn, không có tính toán nghĩ ngợi ra được điều gì

nữa, rồi thành ra hay làm những điều vụng dại, có khi đến nỗi làm hư hỏng cả những việc hệ trọng. ‘

Đã làm người thì phải có can đảm để làm mọi việc cho xứng đáng, mà nhất là những người đã đi học như các anh đây, thì lại càng nên biết việc hay việc đỡ, để mà giữ gìn, không có nhát sợ quá độ, đến nỗi thành ra người vụng dại.

 

5. TÍNH HAM MÊ CỜ BẠC

Tính ham mê cờ bạc là tính rất xấu, nó làm cho người ta phải nhiều sự thiệt hại và mất cả phẩm giá. Bởi vậy ta nên xét cho tường tận mà giữ gìn, đừng để cái tính xấu ấy nó làm hại mình. Người ta mà hay ham mê cờ bạc là bởi nhiều lẽ. Có khi là tại lòng tham, tại cái tính lười biếng muốn lấy của người ta mà không phải làm lụng khó nhọc. Có khi là tại ngu đốt, không biết làm việc gì cho có ích lợi, ngồi không thì buồn bực, đâm ra cờ bạc, trước là giải trí, sau quen mui thành ra say mê. Cũng có khi bị những phường gian ác, nó rủ rê chơi bời làm cho mình tập quen cái tính xấu ấy.

Dẫu thế nào mặc lòng, ai đã ham mê cờ bạc thì không mấy người tránh khỏi được những sự tai hại về cờ bạc. Vì rằng cờ bạc là một cách ăn chơi, chứ không

phải là cách làm lụng; mà nghề ăn chơi là nghề phải tổn hại nhiều tiền. Hễ đồng tiên kiếm dễ bao nhiêu thì sự chỉ phí lại càng xa xỉ bấy nhiêu. Những người cờ bạc chỉ mở liều cái bát hoặc rút liều con bài, may ra là có năm bảy trăm ngay. Được đông tiền dễ như thế, làm gì mà chẳng xa xỉ, chẳng tiêu ngông cho sướng tay? Nhưng cũng vì thế mà chóng hết tiền, rồi thói quen khó bỏ, cứ đeo đẳng mãi, lâu ngày có khi túng bấn, mới sinh ra gian lận, điên đảo, mới tìm mưu lập kế, để lừa lọc người ta.

Ấy là nói những tay bợm nhờ cờ bạc mà kiếm được tiền, chứ thường thì biết bao nhiêu là người vì cờ bạc mà vong gia thất thổ, đến nỗi phải đi ăn mày ăn xin, đến nỗi thành ra ăn trộm ăn cướp, làm những điều hèn hạ xấu xa. Thế có phái là vì cờ bạc mà thành ra người đê tiện không?

Cờ bạc còn hại cho danh giá, cho thân thể và cho trí tuệ của người ta nữa. Vì rằng danh giá gì cái đứa cờ bạc? Dẫu ông chỉ, bà chi, mà đã vào đám cờ bạc thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là thằng cờ bạc, đồ cờ bạc, như gọi là đồ đều, đỏ ba que, xỏ lá vậy. Mà quả thật thế, các anh thử nhìn những người ngồi vào đám cờ bạc thì biết: con mắt họ nhìn đông tiền như muốn vơ lấy mà nuốt đi. Còn cái cách họ đối đãi với nhau thì như là cừu địch, chứ không có tình nghĩa thân ái gì cả.

Đối với người ta thì thế, đối với thân mình thì những người đã ham mê cờ bạc là mất ăn mất ngủ, rồi thành ra bệnh nọ tật kia, thật là nguy hiểm. Vả lại bao nhiêu trí lực, đem cả vào chỗ đen đỏ may rủi, ngày đêm chỉ tưởng nghĩ đến mấy quân bài, hay là bốn đồng tiền sấp ngửa. Như thế thì còn thì giờ đâu mà lo công việc làm ăn hay là lo học hành tư tưởng gì nữa?

Vậy cờ bạc là một cái bệnh nguy hiểm gớm ghê, nó làm cho mình u mê dại đột, nó làm cho khuynh gia bại sản, thành ra xấu xa hèn hạ vì nó.

Các anh phải hiểu rằng, làm người ở đời bây giờ, phải học hành, phải làm lụng để đua tranh với thiên hạ, cho xứng cái bổn phận của mình làm con một nhà, làm dân một nước. Chứ nếu người trong nước mà ai cũng chơi bời cờ bạc, không ai chịu học hành làm lụng, thì cái vận nước mai sau ra làm sao!

Vậy các anh chớ nên ham mê cái thói xấu cờ bạc. Bây giờ các anh còn đầu xanh tuổi trẻ phải lo học lo hành, để ngày sau thành được người có phẩm hạnh.  Các anh phải giữ mình, đừng bắt chước chỉ những phường cờ bạc, những đỏ vô ích bỏ đi. Sự đánh cờ bạc là sự rất thiệt hại cho mình, vậy nên mình phải hết sức mà giữ gìn, đừng có tập nhiễm lấy cái thói xấu ấy.

Hễ các anh giữ được mình thì ngày sau các anh lớn lên thành được người có ích cho nhà, cho nước, nghĩa là nên được người đáng kính, đáng mến vậy.

TOÁT YẾU

—————-

  1. Lòng yêu lòng ghét của mình tức là cảm tình của mình. Mình yêu ai thì muốn thân, ghét ai thì muốn xa, thích việc gì thì muốn làm, không thích việc gì thì không muốn làm.
  1. Tính tư kỷ là tính mình chỉ biết mình, chứ không biết đến người khác. Tính tư kỷ có thể thành ra tính ghen ghét, độc ác.
  2. Tính hay giận dỗi là hơi có điều gì không vừa ý cũng tưởng là người ta khinh bỉ chế báng, rồi đem lòng hờn giận. Tính hay giận dỗi là tính xấu, nó làm cho ta phải buồn bực, và có khi lại thành ra ghen ghét độc ác.
  1. Tính nhát sợ làm cho mình mất cả can đảm, đến nỗi không làm được những việc bổn phận.
  2. Tính ham mê cờ bạc là tính xấu.

Ai đã ham mê cờ bạc là không mấy người tránh khỏi được những sự tai hại.

Có nhiều người vì cờ bạc mà vong gia thất thổ, thành ra ăn mày, ăn xin, hay là ăn trộm, ăn cướp.

Cờ bạc làm hại cho danh giá, cho thân thể và cho trí tuệ của người ta.

Ta chớ ham mê cờ bạc. Ta phải lo học lo hành cho thành người có phẩm hạnh. Không tham của phi nghĩa, không làm điều trái đạo. Có giữ được thế mới nên được người đáng kính đáng mến.

ĐẦU BÀI

———————–

  1. Chuyện một đứa trẻ hay giận dỗi, không chơi được với ai và cứ phải buồn bực luôn.
  2. Chuyện một người giàu có, vì cờ bạc mà thành ra  đói khổ. 

LUYỆN TẬP NHỮNG CẢM TÌNH TỐT 

 

  • NHỮNG CẢM TÌNH TỐT 

 

Những cảm tình xấu làm thiệt hại cho ta bao nhiêu thì những cảm tình tốt làm tôn cái phẩm giá của ta lên bấy nhiêu. Vậy nên không những là ta phải tìm cách trừ bỏ những tính xấu đi mà thôi, nhưng lại phải luyện tập lấy những tính tốt nữa, thì rồi mới nên được người hoàn toàn. 

Những cảm tình như là tính hồn hậu, tính nhẫn nhượng, tính từ ái, đều là cảm tình tốt, ta nên cố sức mà học tập khiến cho cái tâm tính của mình tao nhã thêm ra. Phàm lúc đầu làm việc gì cũng khó, nhưng hễ người ta mà có chí tu tỉnh thì dẫu khó đến đâu, rồi cũng thành công hiệu được. Bởi vậy các anh nên nghe lời dạy bảo mà cố gắng sửa mình cho thành người lương thiện. 

 

 

  • TÍNH HỒN HẬU 

 

Người có tính hồn hậu là người không hay tức hay giận và không thù oán ai bao giờ. Lỡ ai có làm điều gì trái ý mình thì mình cũng không chấp trách, mà lại cố ý làm ngơ đi. Lỡ mình có làm điều gì đến nỗi mất lòng ai, thì tự biết lỗi mình mà xin người ta thứ cho mình. 

Khi mình làm ơn làm huệ cho ai, mình để mặc lòng người ấy tự sử lấy. Dẫu người ấy nhớ ơn hay là quên ơn, mình cũng không khoe không kể. Ai có điều gì lầm lỗi hoặc là xấu xa thì mình cũng che chở cho người ta, rồi sau sẽ bảo riêng để người ta biết mà tự sửa lại. 

Che chở cho người vắng mặt, dung thứ cho kẻ ngu hèn, như thế mới thật là người có lòng tốt, muốn làm điều lành 

 

 

  • TÍNH NHÂN NHƯỢNG

 

Lắm lúc vì mình nóng nảy không biết nhường nhịn cho nên thành ra hư hỏng mọi việc, hoặc là sinh ra lắm sự lôi thôi, làm phiền cho mình và cho người ta nữa. Ở đời thường chỉ một tí “bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn” là cũng bởi mình không biết nhẫn nhượng. 

Bởi vậy người quân tử bao giờ tâm tính cũng hào bình, thường lấy sự nhẫn nhượng làm quý, không có đua tranh với kẻ hèn hạ, không có chấp trách những người vô học. Chỉ trừ ra lúc nào có việc gì phạm đến danh giá hay là cương thường thì mới dùng hết sức để tỏ ta mình là người có phẩm giá xứng đáng. Người nào đã biết nhẫn nhượng thì biết cân nhắc điều phải điều trái, không để mắc lời người xúi bẩy, và không có làm điều nông nổi. Tục ngữ có câu rằng “ Một sự nhịn là chín sự lành” chính là nghĩa ấy. 

 

  • TÌNH TỪ ÁI

 

Từ ái là tính thương người, muốn giúp kẻ nghèo đói, cứu người hoạn nạn, bênh vực kẻ hèn yếu, thật là một tính rất tốt của loài người.

Ở đời biết bao nhiêu là sự khổ ái, ai tưởng nghĩ đến mà chẳng thương tâm. Chỉ có những người vô học và độc ác thì mới đem lòng làm những điều phi nghĩa, chứ người lương thiện và người có học thức thì ai lại chẳng quý mến cái lòng lành. Người đã có lòng từ ái thì dẫu được bao nhiêu của mà hại người, cũng không làm, mất bao nhiêu công phu mà cứu được người, cũng cố hết sức. Ai đã có lòng ấy thì tất là biết trọng nghĩa khinh tài, biết vì điều nhân nghĩa mà quên thân mình. 

Lòng từ ái ấy thức là lòng từ bị của nhà Phật, lòng nhân ái của các tôn giáo. Bởi vậy ta nên lấy làm gốc sự ăn ở của ta. 

TOÁT YẾU

—————-

  1. Ta phải luyện tập những cảm tình tốn như là tính hồn hậu, tính nhân nhượng và tính tú ái, khiến cho cái phẩm giá của mình tao nhã thêm ra. 
  2. Tính hồn hậu là tính không hay tức, hay giận và lại muốn làm ơn cho người ta mà không khoe không kể. 
  3. Người ta bao giờ cũng bên hòa hình và lấy sự nhẫn nhượng là quý. Chỉ trừ ra lúc nào có việc gì phạn đến danh giá hay là cương thường thì mới dùng hết sức để tỏ ra mình là người có phẩm giá xứng đáng. 
  4. Tính từ ái là tính thương người, muốn giúp kẻ nghèo đói, cứu người hoạn bạn và bênh vực kẻ hèn yếu.

Người nào đã có tính ấy thì dẫu được bao nhiêu tiền của cũng không làm hại ai, mà mất nao nhiêu công phu cũng hết sức mà giúp người. 

ĐẦU BÀI 

————

  1. Chuyện người biết nhẫn nhượng không hay sinh sự lôi thôi 
  2. Tại làm sao tính từ ái lại là đáng quý?

Viết một bình luận