BỔN PHẬN ĐỐI VỚI CẦM THÚ

bổn phận yêu thương cầm thú

Lòng nhân ái của người ta không những là chỉ ở với người mà thôi, nhưng ở với các giống cảm thú cũng cần có lòng thương xót mới được.

Những giống cầm thú tuy là giống không biết thiện ác và phải trái là thế nào, nhưng nó cũng biết đau biết khổ như mình. Bởi vậy ta không nên làm nó phải đau đớn khổ sở.

Khi mình làm thịt con gà con chim, hoặc con đê, con lợn, thì phải cho nó chết ngay, chứ đừng để nó đau đớn lắm mà tội nghiệp. Nhất là những giống súc vật mình nuôi trong nhà, lại càng nên thương lắm. Vì rằng những giống ấy giúp đỡ cho mình được bao nhiều công việc: con chó thì giữ nhà, con trâu, con bò thì kéo cày kéo bừa, con ngựa thì để cưỡi hay là kéo xe, đều có công với mình lắm. Những giống ấy lại có nhiều con biết yêu mến chủ một cách rất cảm động.

Thế mà thường có nhiều người tàn nhẫn cứ hành hạ và đập đánh những súc vật”, thật là bất nhân quá. Bởi vậy ở bên Tây có luật phép để phạt những người hành hạ những giống súc vật.

Sách Mạnh tử dạy rằng: “Nhân cập cảm thú”,Nghĩa là lòng nhân của người ta lan tỏa khắp cả đến loài cầm thú. Vậy nên người có lòng nhân thì dẫu không có luật phép, cũng không bao giờ nỡ đem lòng làm sự ác nghiệt với các giống vật vậy.

TOÁT YẾU

———–

Lòng nhân ái của người ta cần lan khắp ra đến các loài cầm thú. Giống cầm thú cũng biết đau biết buồn biết khổ như người, bởi vậy ta không nên làm nó phải đau đớn khổ sở.

Những giống súc vật mình nuôi ở trong nhà có công giúp đỡ mình được nhiều việc và lại biết yêu mến mình. Vậy mình không nên hành hạ nó.

ĐẦU BÀI

————

  1. Chuyện một đứa trẻ bắt con chim mà nghịch, bị cha mẹ mắng.

Viết một bình luận