Con rắn chuông có thể nuốt chửng một con trăn to ngang ngửa cơ thể nó, còn rắn lao có thể tọng vào miệng cả con chim lớn gấp 10 lần đầu nó… “Ăn tham chết nghẹn”, vậy rắn có chết nghẹn không?
Câu trả lời là không. Loài rắn có thể nuốt được những con mồi to xác hơn nó nhiều lần. Khả năng này nằm ở cấu tạo miệng của nó. Miệng của người chỉ có thể mở to đến 30 độ, còn rắn thì đến… 130 độ. Nguyên do là đầu rắn và các xương hữu quan mở khép không giống như các động vật khác. Cằm rắn (tức hàm dưới) mở rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy cái xương ở cằm, có thể cử động được, không giống với các động vật khác là gắn chặt với xương đầu, cố định không cử động. Hơn nữa, các xương của bộ hàm đều khớp động với nhau, không những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang… đều nối với nhau bằng dây chẳng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên, vì vậy miệng rắn không những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái không bị hạn chế, do vậy rắn có thể nuốt những con mồi to hơn gấp nhiều lần miệng nó.
Dù cho kiểu miệng của rắn rất khéo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, loài bò sát này còn phải đem con mồi đã bắt gia công một phen. Nó bóp bóp, nặn nặn thành sợi dài, khi nuốt nhờ răng hình móc câu giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to, đồng thời rắn còn tiết ra rất nhiều nước bọt, có tác dụng bôi trơn để nuốt con mồi.